Các cảm biến này được sử dụng để đo khoảng cách từ một điểm tham chiếu tới một đối tượng. Rất nhiều công nghệ khác nhau đã được ứng dụng để phát triển các loại cảm biến này, tiêu biểu là ánh sáng/quang học, hình ảnh, vi sóng, và siêu biến đo khoảng cách có thể phân thành 2 loại: Tiếp xúc và không tiếp xúc. | Đối với các bộ dò kiểu mảng một chiều hoặc hai chiều thì khoảng cách được xác định từ khoảng cách cơ bản A và vị trí tương đối của điểm sáng trên mặt phẳng ảnh. Đối với các bộ dò đơn có thể dịch chuyển như điốt quang hoặc tranzito quangthì góc quay của cảm biến và nguồn sáng được xác định tại thời điểm cảm biến quan sát các điểm được chiếu sáng. Mối quanhệ lượng giác giữa các góc này và khoảng cách cơ sở A cho phép xác định khoảng cách đến vật. Để có được thông tin vềnhững vùng ba chiều thì các đèn chiếu laze tam giác được quét theo cả phương ngang và phương thẳng đứng. Trong các hệ thống có bộ thu và bộ phát độc lập với nhau thì toàn bộ hệ thống có thể dịch chuyển được. Đối với các hệ thống có bộ phận quang dịch chuyển thì gương và thấu kính được quét đồng thời trong khi đèn laze và bộ dò vẫn đứng yên. Nhược điểm của phương pháp đo tam giác chủ động là hiện tượng khuất vật (tức là camera không quan sát được các điểmđã chiếu sáng và ngược lại) cũng như hiện tượng hấp thụ ánh sáng của bề mặt vật, hoặc là ánh sáng không phản xạ được từ bề mặt vật. Tuy nhiên phương pháp này không tồn tại vấn đề “tìm điểm tương ứng ” như phương pháp “Stereodispairty”. Phương pháp này cũng không bị phụ thuộc vào độ tương phản của môi trường làm việc cũng như giảm được ảnhhưởng của điều kiện chiếu sáng xung quanh (ánh sáng của môi trường có thể trở thành nhiễu làm giới hạn độ phân giải của khoảng cách đo).