CHU KỲ KINH TẾ VÀ DỰ BÁO KINH TẾ NĂM 2013

Chu kỳ kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của nhiều quốc gia và “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”của John Maynard Keynes cũng là nền tảng cho nhiều chính sách vĩ mô từ những năm đầu thế kỷ XIX. Và cho đến ngày nay, việc vận dụng lý thuyết của Keynes để có thể dự báo tình hình kinh tế Việt Nam là điều không quá khó nhưng về mặt nguyên tắc, việc đưa ra dự báo chỉ dựa trên mục đích. | Kinh tế thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm 1929-1933, 1973-1975, 1979-1982, 1997-1998 và gần nhất là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Lý thuyết chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện đầu thế kỷ XIX nhằm mục đích nghiên cứu bản chất và xây dựng những chính sách vĩ mô để hạn chế ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Lịch sử phát triển kinh tế toàn cầu đã cho thấy ảnh hưởng to lớn của các phát kiến khoa học lớn như phát minh ra máy dệt và sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp dệt, cơ khí dệt vào cuối thế kỷ XVII đầu XIX; sáng kiến đầu máy hơi nước và ngành công nghiệp đường sắt, công nghiệp than, thép vào giữa thế kỷ XIX; phát minh ra điện, hóa chất và cơ khí nặng cuối thế kỷ XIX đầu XX; phát minh ra ô tô, vật liệu nhân tạo giữa thế kỷ XIX; vi điện tử, vi tính và vi sinh vào cuối thế kỷ XX đầu XXI đều là nguyên nhân tạo ra những dao động kinh tế theo chu kỳ mà các nhà kinh tế trên thế giới gọi là “chu kỳ K” (chu kỳ Krondratiev). Theo lý thuyết này thì thời kỳ tăng trưởng và suy thoái sẽ lặp đi lặp lại trung bình trong khoảng 50 năm và sức ảnh hưởng của nó không chỉ ở các nước tư bản phát triển mà sẽ lan sang các quốc gia khác do quá trình toàn cầu hóa kinh tế.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.