Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước theo pháp luật hiện hành , thực trạng và giải pháp

Phát triển kinh tế đất nước là một chiến lược lâu dài của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, trải qua hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng: Bộ mặt nền kinh tế Việt Nam được thay đổi; nước ta từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp trở thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một nước kém phát triển với mức GDP bình quân đầu người dưới 100 USD/năm ( những năm 80 của. | Dưới góc độ luật Hiến pháp mục đích phát triển kinh tế của nước ta được quy định cụ thể trong các bản Hiến pháp. Ngay trong bản Hiến pháp năm 1959, Nhà nước xác định “ Mục đích chính sách kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là không ngừng phát triển sức sản xuất nhằm nâng cao đời dống vật chất và văn hóa của nhân dân” ( Điều 9). Đến Hiến pháp năm 1980, mục đích đó được xác định cụ thể như sau: “ Thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hóa ngày càng tăng của xã hội” ( Điều 15). Hiến pháp 1992 trên cơ sở kế thừa những quy định tại các bản Hiến pháp trước đó, tổng kết những thành tựu và kinh nghiệm của những năm đổi mới đất nước, khẳng định mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta như sau: “ Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế ” . Chính vì vậy có thể thấy rằng chính kinh tế của Nhà nước ta hiện nay đó là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.