Đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội. Đảng và Nhà Nước đã hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong do có chính sách về BHXH phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng thời | Chính sách BHXH là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội của Đảng và Nhà Nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay BHXH đang trở thành nhu cầu cấp thiết và đòi hỏi khách quan của người lao động. BHXH là phương tiện để bảo vệ, che chở người lao động khỏi ảnh hưởng trực tiếp của những hạn chế trong cơ chế mớin và là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội. Cùng với việc đổi mới chính sách BHXH thì việc thực hiện BHXH gặp không ít khó khăn. Những khó khăn trong công tác BHXH có nguyên nhân từ phía người lao động, người sử dụng lao động và cả nguyên nhân chủ quantừ phía cơ quan BHXH. Đó là sự thiếu hụt trong nhận thức của khá nhiều người lao động, chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này dẫn đến những thiệt thòi cho người lao động khi có rủi ro xảy ra. Nhiều chủ doanh nghiệp không thực sự tuân thủ các quy định trong việc thực hiện nghĩa vụ về BHXH đối với người lao động mà họ sử dụng. chính vì vậy việc quản lý đối tượng tham gia BHXH là một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện chính sách BHXH nhất là ở một địa phương vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cao Bằng nhận thức về BHXH chưa được sâu sắc, gây khó khăn cho hoạt động BHXH.