Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Môi trường tốt tạo tiền đề cho du lịch phát triển, ngược lại du lịch phát triển cũng tác động đến môi trường cả trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời bảo vệ được môi trường tại các khu điểm du lịch thì cần phải xác định mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường, để từ đó xác định được mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường. Để có thêm những kiến thức về môi trường và du lịch, mời bạn tham khảo Giáo trình Du lịch và Môi trường. | Các rạn san hô lớn có thể chứa được nhiều du khách lặn ngắm hơn các rạn san hô nhỏ. Ở những rạn san hô nông và bằng phẳng, các hoạt động bơi lội và lặn ngắm không đa dạng và ít cuốn hút. Hoạt động ở những rạn san hô này không bị hạn chế về mặt không gian và sự tương tác giữa các nhóm du khách thường cao hơn, do vậy sức tải xã hội dễ dàng đạt đến “ngưỡng”. Nếu hình thái rạn san hô không đồng đều, lồi lõm sẽ hạn chế sự di chuyển của du khách dưới mặt nước và có tác dụng như một bức ngăn giữa các nhóm du khách với nhau. Đồng thời, hình dáng lồi lõm của rạn sẽ tạo ra cho du khách nhiều sự lựa chọn hơn, qua đó gia tăng sự thích thú của du khách. Một số nhóm có thể thích lặn ngắm san hô ở độ sâu lớn hơn nhưng cũng có nhóm chỉ thích ngắm sạn hô ở cạn. Tức là mỗi khu vực rạn san hô sẽ có ít du khách hơn và sự tiếp xúc giữa các nhóm sẽ được giảm xuống. Do vậy, từ khía cạnh của sự tiếp xúc giữa các nhóm với nhau, những rạn san hô hình dáng không đồng nhất sẽ có sức tải xã hội cao hơn (Salm, 1986).