Bài tập 1 Số liệu cho trong bài tập này được cho ở dạng các tham số trong tệp lịch quảng bá. Mỗi sinh viên sẽ làm bài tập với tập hợp số liệu có số thứ tự tương ứng với số thứ tự của mình ở trong danh sách lớp. Yêu cầu của bài tập: mỗi sinh viên tính tọa độ vệ tinh trên quỹ đạo ứng với các thời điểm t = 4h10m00s; t = 4h10m15s; t = 4h10m30s. Sau khi tính tọa độ xong, tính vận tốc thay đổi tọa độ của vệ tinh và nhận xét về kết quả tính toán được | BÀI TẬP ĐỊNH VỊ VỆ TINH Cho lớp Trắc địa B – khóa 54 Bài tập 1 Số liệu cho trong bài tập này được cho ở dạng các tham số trong tệp lịch quảng bá. Mỗi sinh viên sẽ làm bài tập với tập hợp số liệu có số thứ tự tương ứng với số thứ tự của mình ở trong danh sách lớp. Yêu cầu của bài tập: mỗi sinh viên tính tọa độ vệ tinh trên quỹ đạo ứng với các thời điểm t = 4h10m00s; t = 4h10m15s; t = 4h10m30s. Sau khi tính tọa độ xong, tính vận tốc thay đổi tọa độ của vệ tinh và nhận xét về kết quả tính toán được. Bài tập 2 - Số liệu cho trong bài: là 56 tập hợp số liệu; mỗi tập hợp được giải thích như sau: + Dòng 1: số thứ tự, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, số lượng vệ tinh, tên của các vệ tinh. + Có bao nhiêu vệ tinh, phía sau dòng 1 sẽ cộng thêm tương ứng từng đó dòng. Trên mỗi dòng lần lượt là tọa độ X, Y, Z của vệ tinh và khoảng cách giả đã được hiệu chỉnh (tính bằng mét). + Dòng cuối của tập hợp không quan tâm. - Yêu cầu: + Tính tọa độ tuyệt đối của điểm quan sát bằng việc giải bài toán định vị tuyệt đối theo hai phương án: phương án 1 sử dụng tất cả các trị đo của các vệ tinh, phương án 2 bớt đi 1 hoặc 2 vệ tinh tùy ý; sau đó đánh giá độ chính xác và tính các đại lượng PDOP, HDOP, VDOP, TDOP, GDOP. + Tính đổi tọa độ của điểm quan sát từ X, Y, Z sang B, L, H; + Tính tọa độ vệ tinh trong hệ tọa độ địa diện chân trời ở cả dạng tọa độ vuông góc không gian và tọa độ cầu.