Tiểu luận “Chương trình cải cách thuế ở Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 và các giải pháp nâng cao tính tuân thủ của thuế”

Cải cách hệ thống thuế là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, với mục tiêu hội nhập với nền kinh tế thế giới thì chính sách thuế càng đóng vai trò đặc biệt nhạy cảm. Theo đó, thuế không những là nguồn thu chủ yếu của NSNN, huy động nguồn thu một cách công bằng và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế mà hệ thống chính sách thuế còn đảm bảo không sai lệch cơ bản. | Chính sách cải cách thuế đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Giảm thuế suất có thể thúc đẩy tăng trưởng trong một số bối cảnh, nhưng lại dẫn đến lạm phát ở một số quốc gia và hậu quả là tăng trưởng chậm trong một số bối cảnh khác. Quá trình cải cách thuế ở Việt Nam thời gian qua đã diễn ra một cách có hệ thống, mang tính tổng thể, đồng thời cải cách thuế ở Việt Nam vẫn đảm bảo tính kế thừa. Việc thực hiện cải cách đã không gây biến động lớn đối với kinh tế - xã hội. Hơn nữa, cải cách thuế ở Việt Nam đã được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của những quốc gia đi trước, những kinh nghiệm quốc tế, nhất là cải cách thuế ở các nước đang phát triển được xem là những bài học quý giá, cần thiết trong quá trình cải cách chính sách thuế ở Việt Nam thời gian qua. Đến nay, Việt Nam đã có sự hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế, trong đó nổi bật là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Việt Nam sẽ còn tham gia vào nhiều hiệp định tự do thương mại khu vực với mức độ mở cửa cao hơn so với những cam kết đã có trong WTO. Hơn nữa, những biến động phức tạp của nền kinh tế toàn cầu chắc chắn cũng sẽ làm cho việc đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam trở nên càng khó khăn hơn. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống chính sách thuế ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập như gánh nặng thuế đối với doanh nghiệp còn khá lớn, cơ cấu thu còn chưa thực sự vững chắc, tính ổn định, bền vững trong huy động nguồn lực còn chưa cao, vẫn còn dựa vào khoản thu không tái tạo và hiệu quả thu thuế chưa cao dẫn đến tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân so với tổng thu ngân sách còn thấp, mức huy động từ thuế liên quan đến tài sản còn thấp, chính sách thuế giá trị gia tăng vẫn còn phức tạp, gây khó khăn cho công tác quản lý

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.