Sau thế chiến thứ hai, nội chiến xảy ra giữa Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Quốc dân đảng và Đảng Cộng Sản và chấm dứt vào năm 1949 với kết quả là Quốc dân Đảng mất đại lục Trung Quốc (cả đảo Hải Nam) vào phe Cộng sản, chỉ còn quản lý Đài Loan cùng một số đảo ngoài khơi xa của Phúc Kiến. | Sau nhiều thập niên cải cách, việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đã có nhiều thay đổi. Từ chủ trương dùng vũ lực hoặc hăm doa dùng vũ lực để giải quyết vấn đề như đưa quân xâm chiếm một phần và toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thập kỷ 50 và 70, xâm chiếm một phần quần đảo Trường Sa từ thập kỷ 80, đe dọa thống nhất Đài Loan bằng mọi biện pháp nếu Đài Loan tuyên bố độc lập,đưa tàu ngầm vào lãnh hải Nhật, ra nhiều tuyên bố về chủ quyền về các đảo và vùng biển tranh chấp với Nhật, đơn phương khai thác tài nguyên vùng biển chồng lấn, từ chỗ bị nhiều người cho là nhân tố gây bất ổn ở eo biển Đài Loan, biển Đông và biển Nam Trung hoa, Trung quốc đã thay đổi chủ trương giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và thương lượng, cùng gạt qua bất đồng chủ quyền để hợp tác khảo sát và khai thác tài nguyên biển, cũng như các hoạt động ngoại giao thiện chí với Ấn độ và Pakistan. Trung quốc hiện nay tỏ rõ quyết tâm về "sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung quốc". Cho dù còn có nhiều ý kiến khác nhau, ngày càng có nhiều giới tỏ ý tin rằng Trung quốc ngày nay là một nước lớn trong khu vực có trách nhiệm và có thành ý hướng tới việc tôn trọng công pháp quốc tế và sẽ sớm trở thành nhân tố an ninh, hòa bình ở khu vực biển Đông và trên thế giới.