Tôi viết bài này với mục đích cung cấp thêm một góc nhìn về yếu tố tâm lý của thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên những kinh nghiệm có sẵn của các nhà đầu tư hiện tại và biết thêm về tâm lý đầu tư. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được một phần nhỏ rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán. | Nhà đầu tư chứng khoán thông minh, anh là ai? Họ mua vào thời điểm mà các tay lướt sóng tháo chạy (thị trường sợ hãi), và khi người ta tham cũng là thời điểm họ chốt lãi, sau đó âm thầm rời khỏi thị trường. (taduycuong) > Câu chuyện về sói và cừu Tôi viết bài này với mục đích cung cấp thêm một góc nhìn về yếu tố tâm lý của thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên những kinh nghiệm có sẵn của các nhà đầu tư hiện tại và biết thêm về tâm lý đầu tư. Hy vọng rằng điều này sẽ giúp nhà đầu tư hạn chế được một phần nhỏ rủi ro khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư tham gia vào thị trường gồm nhà đầu tư ngắn hạn (lướt sóng), nhà đầu tư trung hạn và dài hạn. Thông thường những nhà đầu tư dài hạn có năng lực tài chính tốt, nhưng chỉ chiếm số ít. Nhà đầu tư lướt sóng bị cám dỗ bởi lợi nhuận trước mắt. Họ bước vào thị trường với hành trang chứa đầy lòng tham và sự sợ hãi. Phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều sở hữu thuộc tính này. Khi thị trường chạm đáy, không có bao nhiêu tay lướt sóng dám bước vào thị trường. Cơ hội đẵ bị che chắn bởi 2 yếu tố xuất hiện cùng lúc: "lòng tham" - sự sợ hãi. "Tham" vì kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ còn giảm, sợ hãi vì sợ chưa mua trúng đáy. Qua thời gian khi xu hướng tăng đã hình thành, điều này đã làm họ yên lòng và các tay lướt sóng khăn gói nhập cuộc. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư ở các thị trường khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ, tín dụng. cũng nhận thấy lợi nhuận tiềm tàng ở thị trường chứng khoán và tham gia. Thị trường chứng khoán không giới hạn số lượng nhà đầu tư cũng như lượng tiền bơm vào. Nhưng số lượng cổ phiếu có giới hạn, hoặc có biến đổi nhưng rất ít trong ngắn hạn. Khi cung cầu thị trường mất cân bằng (cầu lớn hơn cung), thị trường đi lên là điều hiển nhiên. Và đây cũng là thời điểm lòng tham xuất hiện. Trước lượng cầu ào ạt khi nguồn cung nhỏ, thị trường liên tục "cháy hàng". Hiện tượng này khiến các tay lướt sóng vui sướng tột độ và luật "găm hàng" được thực thi bởi "lòng tham" đã phát triển cực đại. Bởi có chung suy nghĩ, có "lòng tham" như nhau nên sẽ có rất ít sự chia sẻ cơ hội giữa những nhà đầu tư ngắn hạn. Vậy ai sẽ là người đứng ra giải quyết sự đói khát về cổ phiếu trên thị trường tại thời điểm này? Cổ phiếu được họ mua từ khi nào? Tại sao họ chọn giải pháp bán mà không giữ lại? Lợi nhuận có được bao nhiêu? Và họ là ai? Chắc ai cũng có thể phác thảo ra chân dung của những nhà đầu tư này. Họ mua vào thời điểm mà các tay lướt sóng tháo chạy (thị trường sợ hãi), và khi thị trường tham cũng là thời điểm họ chốt lãi, sau đó âm thầm rời khỏi thị trường. Nếu bỏ những viên sỏi vào một cốc nước đầy, sẽ thấy lượng nước tràn ra khỏi cốc. Nếu sỏi biến thành bong bóng, bọt bong bóng sẽ có nguy cơ vỡ tan, khi ấy lượng nước trong cốc sẽ không còn đầy như xưa. Khi những nhà đầu tư thành công hoàn tất chu kỳ kinh doanh, họ sẽ không vội tham gia vào thị trường (lượng nước tràn ra khỏi cốc). Điều này sẽ đột ngột tạo nên sự thiếu hụt về lượng cầu, khi cầu giảm chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh về giá cổ phiếu, báo hiệu một cuộc tháo chạy mới trên thị trường. Sự sợ hãi càng tăng lên theo thời gian khi áp lực về lãi suất, các khoản vay phải trả, kỳ vọng lợi nhuận trên vốn đầu tư., làm gia tăng xu hướng cắt lỗ. Thị trường "cắm đầu", bỏ lại những nhà đầu tư đang "ôm" một mớ cổ phiếu đỉnh kèm theo những cơn. đau đầu.