Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia; đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ hiện nay của các thế lực phản động. - Nhiệm vụ xây dựng nền an ninh nhân dân: Giữ vững sự ổn định và phát triển trong mọi hoạt động, của xã hội; đấu tranh chống lại mọi hành động gây rối, phá hoại; giữ gìn trật tự an toàn xã hội | Những thành tựu cơ bản trên đã khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng, tiềm năng to lớn của đất nước và sự nỗ lực của toàn dân. Trong đó, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh được Đảng, Nhà nước chú trọng thực hiện, đạt hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, từ năm 2001 đến nay, quán triệt Chỉ thị 62 - CT/TƯ của Bộ Chính trị và Nghị định 15/2001/NĐ-CP của Chính phủ, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh được triển khai sâu rộng tới mọi đối tượng, thực hiện tương đối thống nhất, đồng bộ ở mọi cấp, mọi ngành từ trung ương xuống đến cơ sở. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ các cấp của Đảng, Nhà nước được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng nội dung chương trình, đối tượng được mở rộng, đạt chất lượng, hiệu quả. Giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên trong hệ thống các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học và học viên các trường chính trị, hành chính, đoàn thể được duy trì có nền nếp, chất lượng từng bước được nâng lên. Giáo dục quốc phòng cho toàn dân được triển khai rộng khắp, bằng nhiều hình thức đa dạng, tính "xã hội hóa" ngày càng cao. Thông qua giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, công chức và toàn dân về nhận thức, trách nhiệm đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.