Xuất bản vào mùa hè vừa qua tại Bắc Kinh, cuốn sách nhỏ Chiến tranh tiền tệ (Currency Wars) của một nhà nghiên cứu kinh tế trẻ người Trung Quốc nhập cư sang Mỹ dưới cái tên Song Hongbing, khiến dư luận khắp thế giới sửng sốt. Không chỉ thế, nó còn khiến cả Trung Quốc xôn xao và trở thành một “kỷ lục xuất bản trong năm” của Trung Quốc , chỉ sau Harry Potter VII, tập cuối cùng trong bộ truyện được đọc nhiều nhất trên thế giới!. | Tuy nhiên, xin nhớ rằng, điều mà các nhà tài phiệt ngân hàng luôn khát khao mong mỏi chính là khủng hoảng. Chỉ khi nào tạo nên khủng hoảng thì các nhà tài phiệt ngân hàng mới có thể thúc đẩy cuộc “cách mạng tài chính” theo ý đồ của họ. Năm 1928, thông qua Dự luật Tiền tệ và Giấy bạc Ngân hàng (Currency and Bank Notes Act), nghị viên Anh đã tháo gỡ những rằng buộc về giới hạn trong việc dùng công trái để đả bảo cho đồng bảng Anh – một hình thức xiềng xích trói buộc các nhà ngân hàng Anh suốt 84 năm. Năm 1844, nước Anh ban hành pháp lệnh nhằm hạn chế các ngân hàng trong việc phát hành 29,75 triệu bảng Anh được đảm bảo bằng công trái. Bên cạnh đó, các nhà ngân hàng phải dùng vàng để đảm bảo cho việc phát hành tiền giấy. Cũng giống như sự xuất hiện của Cục dự trữ liên bang Mỹ, việc dùng công trái làm thế chấp trong phát hành tiền tệ thật sự là một giấc mộng đẹp đối với các nhà ngân hàng Anh. Chỉ trong mấy tuần sau khi pháp lệnh mới được thông qua, Ngân hàng Anh đã phát hành 260 triệu bảng bằng công trái. Pháp lệnh mới còn trao quyền phát hành công trái không giới hạn cho ngân hàng Anh trong những tình huống khẩn cấp, miễn sao sau đó được Bộ Tài chính và Quốc hội chấp thuận. Và như vậy, quyền phát hành tiền không hạn chế của Cục dự trữ liên bang Mỹ cuối cùng cũng nằm trong tay Ngân hàng Anh.