Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC về việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Tài chính - Tổng cục Địa chính ban hành | BỘ CÔNG AN-BỘ TÀI chíNh-bộ tư pháp-ngân HÀNG NHÀ NƯỚC-TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 03 2001 TTLT-NHNN-BTP- BCA-BTC-TCĐC Hà Nội ngày 23 tháng 4 năm 2001 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN -BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 03 2001 TTLT NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY ĐỂ THU HỒI NỢ CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Căn cứ khoản 2 Điều 39 Nghị định số 178 1999 NĐ-CP ngày 29 12 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan Để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho các tổ chức tin dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bộ Tư pháp Bộ Công an Bộ Tài chính và Tổng cục Địa chính thống nhất hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tồ chức tín dụng như sau A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG I. Mọi khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật. Bên bảo lãnh cho khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng có nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay nếu khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp khách hàng vay bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì tài sản đùng để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm được xử lý để thu hồi nợ. II. Tài sản bảo đảm được xử lý theo phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng cầm cố hợp đồng thế chấp hợp đồng bảo lãnh sau đây gọi chung là hợp đồng bảo đảm giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay bên bảo lãnh sau đây gọi chung là bên bảo đảm . Trong trường hợp các bên không xử lý được tài sản bảo đảm theo phương thức đã thoả thuận thì tổ chức tín dụng có quyền chủ động áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm được xử lý theo các phương thức sau đây 1. Bán tài sản bảo đảm Bán tài