Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992. Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hóa mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. | HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ CHỦ NGHIÃ XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 1992 LỜI NÓI ĐẦU Trải qua mấy nghìn năm lịch sử nhân dân Việt Nam lao động cần cù sáng tạo chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết nhân nghĩa kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam. Từ năm 1930 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài đầy gian khổ hy sinh làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Tiếp đó suốt mấy chục năm nhân dân các dân tộc nước ta đã liên tục chiến đấu với sự giúp đỡ quý báu của bè bạn trên thế giới nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng lập nên những chiến công oanh liệt đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và đế quốc giải phóng đất nước thống nhất Tổ quốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ra sức xây dựng đất nước kiên cường bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế. Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc nước ta đã có Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980. Từ năm 1986 đến nay công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp này quy định chế độ chính trị kinh tế văn hoá xã hội quốc phòng an ninh quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cơ cấu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo nhân dân làm chủ Nhà nước quản lý. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác