Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai. Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh. | : Gia thế của Bác thuộc dòng dõi chân nho nổi tiếng. Cụ tú Hoàng Xuân Đường, ông ngoại của của Bác, là một nhà nho thanh bạch, dạy học tại gia và có nhiều học trò đỗ cao. Thân phụ của Bác là cụ Nguyễn Sinh Sắc (1863-1929), đã đỗ cử nhân và phó bảng, vốn nổi tiếng là một bậc túc nho, có học vấn uyên thâm và đạo đức cao thượng, có thời làm tri huyện tại huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Cụ giàu lòng yêu nước thương dân, có tinh thần vượt khó, chịu đựng gian khổ, thử thách để đạt được chí hướng. Đặc biệt là tư tưởng dựa vào dân để làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội. Thực tế, Bác đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tư tưởng của cụ thân sinh của mình. Bà nội của Bác là cụ Hà Thị Huy khi còn trẻ cũng được gia đình đón thầy về nhà cho học tại gia. Bà ngoại của Bác là cụ Nguyễn Thị Kép cũng đã được gia đình cho học từ nhỏ và cụ thân sinh của bà lại vốn là một thầy tú dạy học tại gia có rất đông học trò. Còn thân mẫu của Bác là cụ Hoàng Thị Loan (1868-1901) khi còn trẻ đã được cha mẹ trực tiếp dạy cho học sách nho. Bà sinh được 4 người con. Chị cả của Bác là bà Nguyễn Thị Thanh tức Bạch Liên tuy không được học nhiều như hai em trai, cũng rất thông hiểu chữ nho và đạo Nho do bà ngoại và thân mẫu dạy bảo. Anh kế liền của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tất Đạt thì đã cùng học một lớp với em do thân phụ ngồi dạy tại gia ngay giữa kinh đô Huế và cũng đã học đủ cả Tứ Thư và Ngũ Kinh tuy không đi theo con đường khoa bảng do thời thế đổi thay