Đề tài: CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM

Trong thời gian qua, hệ thống tín dụng của Việt Nam không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn hình thức dịch vụ. Điều đó có vai trò, ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của đất nước. Tính đến tháng 6/2011, theo thống kê hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm: 5 ngân hàng thương mại nhà nước; 1 ngân hàng chính sách xã hội; 37 ngân hàng thương mại cổ phần; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh; 48 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài; 17 công ty tài chính;. | Quá trình tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng mới đi được những bước đầu tiên, hơn nữa tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng lần này nằm trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nên có thể nói là chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Chính vì vậy, một mặt, quá trình tái cấu trúc cần tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của những lần đổi mới sắp xếp lại hệ thống ngân hàng Việt Nam trước đó, cũng như kinh nghiệm cơ cấu lại hệ thống ngân hàng của quốc tế. Mặt khác, tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam lần này cũng cần sự chỉ đạo, giám sát và hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước cũng như sự cải thiện của cơ sở pháp lý và môi trường kinh doanh và cần được triển khai dựa trên những nguyên tắc, quan điểm, phương thức, lộ trình phù hợp với tình hình thực tế mới và mục tiêu mới là xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, an toàn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tốt nhất trong vai trò trung gian tài chính không chỉ trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam mà còn vươn ra thị trường tài chính, ngân hàng quốc tế.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.