Dựa vào Thần vị của Miếu Trúc và truyền thuyết dân gian ta biết về thân thế và sự nghiệp đánh giặc Nguyên Mông của Lân Hổ Đô Thống Đại Vương. Các làng: Đồng Bảng (Sơn Tây cũ nay về Hà Nội), Trung Kiên và Thổ Tang (Vĩnh Lạc) cùng Cao Xá, Tứ Xã, Thụy Vân, Hợp Hải, Xuân Huy (Phong Châu) đều thờ Lân Hổ Đô Thống Đại Vương để nhớ ơn công dẹp giặc cứu dân, cứu nước. Lân Hổ không thấy ghi trong các quyển lịch sử? bởi chăng là khởi nghĩa của dân binh hay sử. | Bức chạm khắc này lâu nay đã bị hiểu nhầm, nguyên do từ một bức ảnh trước đây, do không chụp toàn bộ tác phẩm, mà chỉ chụp riêng chỗ có hai người ngồi vắt chân, và cho là họ đang đá cầu? Mặt khác chưa xác định được nội dung chủ đề điêu khắc về Lân Hổ Thống Đại Vương của gian thờ chính đình Thổ Thổ Tang. Mới chỉ chú ý đến những bức chạm về đề tài lao động, sinh hoạt, tình yêu, vui chơi ở phần Cốn và Kẻ hiên của đình. Cái sai theo đà có sẵn với tên gọi bức chạm khắc này là “Đá cầu”, người sau cứ thế dùng nguyên như vậy để tuyên truyền, để in vào sách. Như in ở tập I, quyển Lịch sử Việt Nam (Nxb KHXH 1971, trang 315). Hoặc cuốn “Văn hoá dân gian vùng đất tổ” (Sở VHTT, Vĩnh Phú 1986, trang 200) nói về chạm gỗ đình Thổ Tang cũng nhắc đến “Đá cầu”, và một số Tạp chí cũng in và gọi như thế. Cần nhận thức lại cho đúng, bởi đình Thổ Tang rất mạch lạc trong bài trí chạm khắc với ý nghĩa thờ tự. Bức chạm này đặt ở vị trí trên cao, thuộc gian thờ chính của đình, đề cao hai võ tướng có công đánh giặc cùng Lân Hổ Đô Thống Đại Vương. Trong gian thờ này còn có những bức chạm với những hình tượng về Linh Thần Lân Hổ. Do vậy bức này không phải nội dung trò chơi đá cầu. Các bức chạm về đề tài vui chơi, sinh hoạt, lao động dân thôn chỉ được đặt ở phần Cốn và Kẻ hiên. Tìm hết trong đình Thổ Tang không có bức nào chạm về trò chơi đá cầu cả.