SỰ THẬT VÀ TRUYỀN THUYẾT CỦA TRÚC LÂM ĐẠI SĨ XUẤT SƠN ĐỒ

Nhận thấy, tầm quan trọng của Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ trong lịch sử và văn hóa Việt Nam nên BBT TCMT đã đăng bài giới thiệu tới bạn đọc. Vì bài viết có nội dung sâu sắc, hàm chứa nhiều chi tiết đắt giá nên Nhà nghiên cứu Trịnh Quang Vũ đã diễn giải rất chi tiết, vì vậy bài nghiên cứu có hơi dài so với quy định số trang của Tạp chí. BBT TCMT trích đăng làm 2 kỳ số 242 (2-2013) và 243 (3-2013). Xin mời bạn đọc theo dõi. Trong lịch sử nước ta. | Cuộc tranh hùng của Trần Hữu Lượng với Chu Nguyên Chương bất phân thắng bại trong nhiều năm. Năm 1366 Hữu Lượng đánh nhau với Chu Nguyên Chương ở hồ Phiên Dương. Hữu Lượng bị tên bắn lén chết trận. Chu Nguyên Chương đem quân đến vây thành Vũ Xương. Con Lượng là Trần Lý đầu hàng năm 1366. Năm sau nhà Nguyên mất, Chu Nguyên Chương trở thành Minh Thái Tổ (1367). Bức tranh Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ đã trở thành báu vật của các hậu duệ Trần lưu lạc ở Trung Nguyên, nhưng lại là đối thủ của Minh Thái Tổ nên bức tranh đã được giấu kín 60 năm sau. Qua hai đời vua đến năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420) nhà Minh thịnh trị, đã cướp xong nước ta, ổn định xâm lược bức tranh được tái xuất hiện do hai chủ nhân tranh được truyền tiếp theo là Trung thư xá nhân Trần Đăng và nhà sư già Giao Chỉ (Giao Chỉ học Phật nhân) Trần Quang Chỉ là hậu duệ nhà Trần. Ông Chỉ đã có bài tán viết vào dưới tranh để giới thiệu. “Đại sĩ là con vua Trần Thái Tông, trước khi sinh, vua cha đã mơ thấy Thượng đế ban cho thanh bảo kiếm. Khi sinh, Vua đẹp đẽ thông thái (mỗi ngày có thể đọc vạn lời, khi lớn lên thông tam giáo nhưng yêu thích đạo phật. Vương thông hiểu lịch số, binh pháp, y dược, âm luật, các môn đều thấu hiểu đến chỗ uyên bác. Trong việc trị nước, lấy tinh thần nhân ái để giải quyết mọi việc, lấy lòng thành thực đối đãi với bề tôi, coi họ như tay chân, phủ dụ trăm họ như con ruột, nhẹ hình phạt, thuế mà, giữ chữ tín trong việc thưởng công, phạt tội. Tuổi hơn 40 thì “siêu nhiên”, bỏ ngai vàng, truyền ngôi cho thế tử, vào động Vũ Lâm tu đạo, mặc áo sư, rồi làm am trên đỉnh núi Yên Tử ở, 6 năm không xuống núi, mặc áo cỏ, ăn lá cây cần khổ tích hạnh chân tu “các độ”. Sau đó trải rộng tính tình ở gò núi đi khắp nơi trong nước, nay các danh sơn thắng cảnh đâu cũng còn lưu dấu vết “trác tích” (tu hành) của người. Bấy giờ có đạo sĩ Lâm Thời Vũ trong nước cùng theo Đại sĩ đi khắp nơi, có lúc viễn du hóa độ lân quốc đến Chiêm thành, khất thực trong quốc đô. Vua nước đó lấy lễ đón mời, đối đãi hết sức kính cẩn, lại sắm sửa thuyền bè, nghi trượng đầy đủ thân hành tiễn về nước. Sau đem đất hai châu cúng dàng nay là hai châu Thuận, châu Hóa vậy. Đến năm sau, đi không ngồi xe, đầu không đội nón, hình dung khô khan, áo bỏ vai lam lũ, người trong nước gặp không ai biết đấy là vua. Thiền Tông của Đại sĩ vốn từ hậu duệ của Thần Hội đời Đường, trong nước chưa phát triển thiền học rộng, đến Đại sĩ thì tông môn đại hưng thịnh, cho nên dòng áo đen một nước suy tôn là sơ tổ khi nhập thất ngồi ngay ngắn lặng lẽ mà hóa khi đốt có thần quang ngũ sắc bốc lên, suốt đêm không tan người trong nước thấy cảm ứng linh thiêng, khắp nơi các chùa đều thờ phụng cúng dâng, cầu đảo đều ứng nghiệm. Sự tích Đại sĩ đã có sách truyền đăng lục ghi chép, người Giao Chỉ có thể truyền đạt. Tôi nhận thấy bức tranh này, dám biểu đạt một vài điều đại quát dưới tranh, may chi mọi người xem được khiến cho công hạnh của Đại sĩ không bị mai một.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    118    2    05-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.