GỐM VIỆT NAM 4000 NĂM

Gốm thời hùng vương 2000 năm trước công nguyên Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc phát triển sớm của nhân loại. Lịch sử hơn bốn ngàn năm từ thời vương quốc Văn Lang cổ đại, có nền văn minh đồ đồng Đông Sơn rực rỡ. Mỹ thuật trang trí đồ đồng là đoạn nối tiếp từ nghệ thuật đồ gốm được phát triển song hành phục vụ đời sống người Việt. Hai ngàn năm trước công nguyên, là thời kỳ người Việt chưa có quan hệ với phương Bắc. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Thời Thành. | Nhà nước ta trong thời kỳ chiến tranh ác liệt, vẫn cho tổ chức nghiên cứu đồng bộ, đa dạng, đỉnh cao là trống đồng, thạp đồng. Những đồ gốm cao cấp, đa dạng phong phú về chủng loại, kiểu dáng hoa văn trang trí từ thế kỷ II, III TCN hiện diện, được phát hiện sau 21 thế kỷ, là một ấn tượng lịch sử đồ gốm rực rỡ. Câu chuyện truyền thuyết “Nồi Hầu” của làng gốm Hương Canh, Hà Nội, có nghề làm nồi đất nung từ thời An dương Vương xây thành Cổ Loa là hiện thực. Sách Gốm Việt Nam viết: “Cu nồi lớn lên trong một gia đình làm gốm, lao động khá nặng nhọc và vất vả nên có sức khỏe phi thường, chăm làm ăn lại có chí lớn. ở tuổi thanh niên, trong cuộc thi võ ở kinh đô, được An Dương Vương phong tước Hầu, nhưng vị võ tướng quân xứ Âu Lạc vẫn không thể quên nghề nghiệp đáng kính trọng của bố mẹ và làng quê mình, nên ông vẫn giữ nguyên tên cũ, xin được gọi là “Nồi hầu”. Ông sinh con, cầm quân chiến thắng xâm lược. Ông Nồi hầu cùng vợ và hai con, ngày nay vẫn được dân hai thôn Ngọc Chí và Vĩnh Thanh huyện Đông Anh thờ phụng”. (Trần Khánh Chương/NXB Mỹ thuật 2001). ở Hương Canh còn thờ thần lửa có vị trí quyết định trong nghề làm gốm. Từ câu chuyện truyền thuyết, di sản phi vật thể, đến 21 thế kỷ sau phát hiện ra đồ gốm thời An Dương Vương trong mộ Nam Việt Văn đế, con trai Trọng Thủy (Trọng Thủy là con rể của An Dương Vương) đã hiện rõ mỹ thuật, kỹ thuật đỉnh cao, lịch sử gốm Việt Nam trải qua một bề dày thời gian từ văn hóa Bắc Sơn cách ngày nay gần năm. Đồ gốm Phùng Nguyên đã được chế tạo bàn xoay, độ nung cao khoảng 800 độ với nhiều hoa văn kiểu dáng thấy trong mộ Văn đế Triệu Muội và hoa văn đồ đồng Đông Sơn. Phong cách trang trí họa tiết gốm là cầu nối cho mỹ thuật đồ đồng Đông Sơn phát triển, với các mô típ hình học, cây lúa nước, cùng với các mô típ kiến trúc, lễ hội, thuyền bè, chim cá, trong mỹ thuật Đông Sơn thời Hùng Vương 2000 năm TCN. Những đồ gốm trong mộ vua Việt Văn đế thế kỷ III, II TCN, là bằng chứng nối liền với gốm Phùng Nguyên, đã cho ta kháI niệm đồ gốm Việt truyền thống thời Hùng vương tồn tại 2000 năm TCN. Khi nước ta bị xâm lược 10 thế kỷ, các kỹ thuật mỹ thuật đã bị hạn chế, bị đồng hóa, tiêu diệt. Gốm Việt có dịp lại bùng lên mạnh mẽ khi độc lập, trải qua Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn, gốm Việt Nam trở thành nổi tiếng trên thế giới. Gốm Việt Nam xuất khẩu có mặt trên nhiều bảo tàng danh tiếng, có nhiều bộ sưu tập đặc biệt như: bình vôi, lọ hoa, tước, chén uống rượu, uống trà, gốm xây dung, trang trí kiến trúc cung điện, chùa tháp như: “xây dung nhà thờ ở Troulan, Demar, tháp Rude” (Hà Văn Tấn). Gốm có mặt ở bảo tàng Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, ấn Độ, Indonesia, Philippin, Mỹ, Ai Cập.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
1    786    3    14-06-2024
55    658    2    14-06-2024
118    6    1    14-06-2024
4    393    1    14-06-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.