Cứ mỗi buổi sáng, khi những sinh hoạt theo nghi thức phong tục phật giáo Nam tông Khmer vừa dứt, cũng là lúc những tiếng đục, đẽo, gọt. gốc cây của những vị sư và người thợ trẻ điêu khắc trong chùa Sêrey Kandal, thuộc phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu dần vang lên. Âm thanh ấy cứ liên tục từ sáng đến chiều, ngày này qua tháng nọ. Vì muốn khôi phục lại nghề điêu khắc truyền thống tại Sóc Trăng đang mai một dần theo thời gian nên đại đức Lý Văn Hoài - trụ trì chùa Serey. | Chùa Rerey Kandal phục hưng nghề điêu khắc Xem các bài viết của bientap » Tạo bởi bientap Tags: Cứ mỗi buổi sáng, khi những sinh hoạt theo nghi thức phong tục phật giáo Nam tông Khmer vừa dứt, cũng là lúc những tiếng đục, đẽo, gọt. gốc cây của những vị sư và người thợ trẻ điêu khắc trong chùa Sêrey Kandal, thuộc phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu dần vang lên. Âm thanh ấy cứ liên tục từ sáng đến chiều, ngày này qua tháng nọ. Vì muốn khôi phục lại nghề điêu khắc truyền thống tại Sóc Trăng đang mai một dần theo thời gian nên đại đức Lý Văn Hoài - trụ trì chùa Serey Kandal đã cử “đệ tử ruột” của mình (Kim Sua) sang chùa Kompong Chrey (Trà Vinh) để học nghề điêu khắc này. Cách nay 3 năm, quá trình phục hưng ấy cứ diễn ra lặng lẽ, âm thầm nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ. Ban đầu là sự tò mò của những vị sư trong chùa, sau đó là những phật tử trong phum sóc lan truyền nhau. Một số vị sư đang tu học tại chùa đam mê nghề truyền thống này đã làm quen và được Kim Sua tiếp tục truyền dạy lại và công việc cứ tiếp tục. Lúc đầu anh chỉ cho học viên chạm khắc những con vật có hình dáng và đường nét đơn giản, dần dần độ khó cứ tăng lên như 12 con giáp, Long - Lân - Quy - Phụng. Theo sư Kim, không phải ai muốn học nghề điêu khắc và trạm trổ này cũng đều học được cả, đó là cả sự đam mê, sự mày mò và sự bén duyên. Muốn có một tác phẩm hay trước hết người làm ra nó phải có lòng say mê, đặc biệt là phải có những giây phút ngẫu hứng xuất thần trong quá trình thao tác. Anh Sơn Hoàng Linh học được 5 tháng bộc bạch: “Lúc đầu làm quen với nghề này, tôi cảm thấy chán lắm. Bởi nhìn vào gốc cây khó hình dung ra hình con thú. Bây giờ, tôi đã điêu khắc thành công tác phẩm của mình được vài cặp con cò, cống, đại bàng bắt rắn. Chế tác được, tôi cảm thấy thích thú lắm”. Tính đến nay, chùa Serey Kandal đã đào tạo được 10 học viên, gồm cả những vị sư tu học tại chùa và một số học viên đến từ tỉnh lân cận. Nhiều tác phẩm được trưng bày tại chùa để du khách đến chiêm ngưỡng và đã khẳng định giá trị văn hóa, có giá trị đến hàng chục triệu đồng.