ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế đất nước vào nền kinh tế khu vực và thế giới được thực hiện ngay khi bắt đầu quá trình đổi mới. Việc Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là bước tiến quan trọng của quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta xác định hoàn thiện chính sách quản lý doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng. | Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài cũng có những mặt hạn chế như vốn đầu tư nước ngoài tăng thấp trong thời gian gần đây và phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, điện, nước, tài chính, tín dụng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng,. chiếm tỷ lệ còn thấp và chậm được cải thiện; nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có tỷ lệ nhập khẩu cao, nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu, làm ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Có những doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá, kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp, nên đóng góp rất hạn chế đối với nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam. Có những dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường,.Những vấn đề nêu trên đều có những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống dân cư cũng như xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.