Tỉnh Sóc Trăng nằm ở vị trí giáp biển phía Đông Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nên các vùng đất ven biển hầu hết đều bị nhiễm mặn. Việc sản xuất nông nghiệp phần lớn dựa vào nước trời. Việc thâm canh lúa với kỹ thuật canh tác chưa phù hợp, làm đất trong điều kiện ướt trong thời gian qua đã dẫn đến đất có vấn đề về độ phì nhiêu vật lý đất, làm ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Hai nhóm chính điển hình của đất phù sa nhiễm mặn đã được chọn nghiên cứu với 160 mẫu.