Ðiều sửa đổi thứ nhất: Quốc hội sẽ không đặt ra một đạo luật nào tôn trọng việc thiết lập tôn giáo, hoặc cấm đoán việc tự do thực hành tôn giáo đó; hoặc thu hẹp tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc quyền của người dân được hội họp bình yên, và được kiến nghị với chính quyền sửa chữa những điều gây bất bình. | Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ nhất: Quốc hội sẽ không đặt ra một đạo luật nào tôn trọng việc thiết lập tôn giáo, hoặc cấm đoán việc tự do thực hành tôn giáo đó; hoặc thu hẹp tự do ngôn luận, tự do báo chí, hoặc quyền của người dân được hội họp bình yên, và được kiến nghị với chính quyền sửa chữa những điều gây bất bình. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ hai: Một lực lượng dân vệ được điều hành tốt là cần thiết cho an ninh của một quốc gia tự do, cho nên quyền của người dân được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị xâm phạm. Ðiều sửa đổi thứ ba: Không một người lính nào, trong thời bình, được đóng quân tại bất kỳ nhà dân nào nếu không được sự đồng ý của chủ nhà, và ngay trong thời chiến cũng chỉ theo quy định của pháp luật. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ tư: Quyền của người dân được an toàn về thân thể, nhà ở, giấy tờ và tài sản, chống lại mọi khám xét và bắt giữ vô căn cứ, sẽ không bị vi phạm, và không được có một giấy phép khám xét nào, trừ phi có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận và đặc biệt là phải miêu tả địa điểm khám xét, những người và vật sẽ bị bắt giữ. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ năm: Không một người nào bị buộc phải chịu trách nhịêm về một trọng tội hoặc một tội ác bỉ ổi nào khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của Ðại bồi thẩm đoàn, ngoại trừ những trường hợp xảy ra trong các lực lượng vũ trang trên . Không một ai bị xử hai lần có hại đến mạng sống hoặc đến thân thể đối với cùng một vi phạm. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình trong bất kỳ một vụ án hình sự nào. Không một ai bị tước đoạt mạng sống, quyền tự do hoặc tài sản nếu chưa qua một quá trình xét xử theo đúng luật. Không một tài sản riêng nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thích đáng. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Không một ai bị xử hai lần có hại đến mạng sống hoặc đến thân thể đối với cùng một vi phạm. Không một ai bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình trong bất kỳ một vụ án hình sự nào. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ sáu: Trong bất kỳ một sự truy tố hình sự nào, người bị tố cáo phải có quyền được xét xử nhanh chóng và công khai, bởi một đoàn bồi thẩm công minh của bang hay quận nơi đã diễn ra tội ác (nơi đó đã được xác định trước bằng luật pháp), được thông báo về tính chất và nguyên nhân của lời tố cáo, được đối chất với những nhân chứng chống lại mình, được hưởng một tiến trình bắt buộc để thu thập những bằng chứng có lợi cho mình, và được sự giúp đỡ của luật sư bào chữa. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ bảy: Trong những vụ kiện tụng theo thông luật, nếu trị giá tranh chấp vượt quá 20 USD thì có quyền được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm, và không một sự việc nào đã được một đoàn bồi thẩm xét xử lại bị xem xét lại ở bất kỳ một toà án nào tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ theo cách khác chứ không phải theo đúng những quy tắc của thông luật. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ tám: Không được đòi hỏi thế chấp quá đáng hoặc phạt quá nặng, không được trừng phạt một cách tàn ác hoặc không bình thường. Bản tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ. Ðiều sửa đổi thứ chín: Việc liệt kê một số quyền nhất định trong Hiến pháp không được hiểu là phủ nhận hoặc hạ thấp những quyền khác của người dân. Ðiều sửa đổi thứ mười: Các quyền mà Hiến pháp không trao cho Hợp chúng quốc, cũng không ngăn cấm đối với các bang, thì được dành cho các bang hoặc cho nhân dân.