Phân tích lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế, các hạn chế thương mại quốc tế. | KINH TẾ HỌC VĨ MÔ MACROECONOMICS Người thực hiện: ThS. Phan Thế Công CHƯƠNG 7 KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 1 Nội dung của chương 8 • Phân tích lý thuyết về lợi thế so sánh và xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế, các hạn chế thương mại quốc tế • Phân tích cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá giá hối đoái. • Phân tích tác động của chính sách vĩ mô dưới các hệ thống tỷ giá hối đoái khác nhau và vốn luân chuyển hoàn hảo. . Lý thuyết về tuyệt đối và lợi thế so sánh • . Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối • . Lợi thế tương đối (Lợi thế so sánh) 2 . Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối • Adam Smith (1723-1790), nhà triết học người Xcốt-len, là người đầu tiên khám phá ra khoa học kinh tế học hiện đại. (1776) là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của thương mại quốc tế. • Lợi thế tuyệt đối là lợi thế có được trong điều kiện so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, và khi một nước sản xuất sản phẩm có chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn. • Lợi thế này được xem xét từ hai phía, đối với nước sản xuất sản phẩm có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn khi bán sản phẩm trên thị trường quốc tế. Còn đối với nước sản xuất sản phẩm với chi phí cao sẽ có được sản phẩm mà trong nước không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đem lại lợi nhuận, người ta gọi là bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước. • Ngày nay, đối với các nước đang phát triển việc khai thác lợi thế tuyệt đối vẫn có ý nghĩa quan trọng khi chưa có khả năng sản phẩm một số loại sản phẩm, đặc biệt là tư liệu sản xuất có chi phí có thể chấp nhận được. . Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối • Khi tiến hành nhập những tư liệu sản xuất này công nhân trong nước bắt đầu học cách sử dụng các máy móc thiết bị mà trước đây họ chưa biết và sau đó họ học cách sản xuất ra chúng. Về mặt này vai trò đóng góp của ngoại thương giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển thông qua việc bù đắp sự yếu