Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001 - QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do. | Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, cần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp - nông thôn, mở mang thêm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ sản xuất để tạo thêm việc làm mới ở khu vực nông thôn. Phát triển và nhân rộng các mô hình tạo việc làm, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề; xây dựng các vùng chuyên canh. Đầu tư phát triển trung tâm giới thiệu việc làm và tăng cường các hoạt động giao dịch việc làm trên thị trường. Trước mắt tập trung đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao trình độ cho người lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân bố lại lao động giữa các vùng. Phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho người lao động, mở rộng ngành nghề đào tạo tại các trường dạy nghề, nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo nghề để có điều kiện tham gia vào thị trường lao động. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và xuất khẩu lao động, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang Trung Đông và một số thị trường Châu Mỹ. Cố gắng hàng năm giải quyết việc làm mới cho trên 4 vạn lao động; đến năm 2020, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 3%, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 90%.