Trong đời sống xã hội, con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa trong đó họ sống, nó bao gồm những giá trị, niềm tin,và những hành vi mong như xã hội, một tổ chức cũng có một nền văn hóa riêng gọi là văn hóa tổ chức, đó là một yếu tố rất quan trọng mà nhà quản lý cần xây dựng và duy trì để đưa đơn vị của họ phát triển nhanh và bền nhà nghiên cứu đều cho rằng văn hóa tổ chức càng cao thì việc thực hiện chức năng của bộ máy quản lý càng đầy đủ. | Trong quyển sách “ Quản lý các quá trình xã hội trong xã hội xã hội chủ nghĩa “, mặc dù không chính thức diễn đạt về những biểu hiện của văn hóa tổ chức nhưng các tác giả đã trình bày một số biểu hiện cụ thể của văn hóa quản lý trong nhiều mặt của hoạt động quản lý như : văn hóa quan hệ giữa người quản lý với người bị quản lý,văn hóa tiến hành hội nghị,văn hóa tiếp khách,văn hóa xử lý thư từ công văn, văn hóa pháp luật của người lãnh đạo, văn hóa cá nhân của người lãnh đạo trong việc kế hoạch hóa và tổ chức việc làm Về vấn đề này, các tác giả của quyển sách Quản lý hành chính – Lý thuyết và thực hành viết : ” Bước vào một cơ quan, người ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của cơ quan đó thông qua những dấu hiệu như hành vi, ngôn ngữ, cách bố trí nơi làm như vậy, mọi cơ quan hành chính nhà nuớc đều biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được chuyển tải bởi nhân viên và nhất là bởi người sử dụng, những người phản ánh các đặc điểm về chất lượng dịch vụ”.Tác giả Trần Quang Tuệ viết: Khi vào quán giải khát, nhà máy, khách sạn ta thấy mỗi nơi đều có văn hóa cách hỏi khách cần gì, cách chọn vật dụng, trang trí, thái độ của nhân viên, mỗi cái đều làm cho không khí nơi đó khác nghiệp cũng có văn hóa xí nghiệp của nó. Văn hoá xí nghiệp là một loại “ vốn “, “ tài nguyên “ cần được xây dựng và chăm hóa xí nghiệp là tài sản chung của mọi thành viên trong tổ chức và có thể nói đó là “ hệ thống “ về cách suy nghĩ và quy phạm hành động của công ty.