Nước tồn tại trong tự nhiên dưới ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Ba thể đó không ngừng chuyển hóa lẫn nhau. Nước từ các đại dương, biển, sông ngòi, ao hồ, đất và thực vật bốc hơi vào không khí. Hơi nước gặp lạnh ngưng kết tạo thành mây, mưa rơi xuống bề mặt trái đất. Nước mưa thấm xuống đất, chảy ra sông, ra biển rồi lại bốc hơi. Quá trình đó gọi là vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên. Vòng tuần hoàn này gồm ba khâu chính: bốc hơi, ngưng kết, giáng thủy. Các quá tnnh đó liên kết chặt chẽ. | Trên lục địa trong mùa nóng, dao động hàng ngày của độ ẩm tuyệt đối không trùng với dạng diễn biến hàng ngày của nhiệt độ không khí. Ở đây, trong một ngày đêm độ ẩm tuyệt đối có hai cực đại, vào khoảng 8 - 9 giờ sáng và trước lúc mặt trời lặn. Còn các trị số cực tiểu thì xảy ra trên các vùng lục địa vào trước lúc mặt trời mọc và khoảng 14 - l5 giờ. Sở dĩ có tình trạng độ ẩm tuyệt đối giảm đi vào ban ngày nhất là vào buổi trưa là do có sự trao đổi không khí theo phương thẳng đứng, nhờ đó không khí ẩm ở gần mặt đất được đưa lên cao và không khí khô hơn đến thế chỗ. Sau 14 - 15 giờ. Sự trao đổi theo phương thẳng đứng yếu đi, đồng thời nước vẫn tiếp tục bốc hơi vào không khí nên độ ẩm tuyệt đối của không khí trong các lớp dưới thấp bắt đầu tăng lên và tới trước lúc mặt trời lặn thì đạt tới điểm cực đại thứ hai trong ngày. Sau khi mặt trời lặn, nhiệt độ không khí giảm xuống nhanh chóng do đó hơi nước ngưng kết lại thành sương hoặc sương mù. Vì nguyên nhân đó, độ ẩm tuyệt đối sau lúc mặt trời lặn giảm xuống và đạt tới điểm cực tiểu vào trước lúc mặt trời mọc.