MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%/năm. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, thì yếu tố nguồn vốn phục vụ cho việc phát triển kinh tế chiếm giữ vai trò quan trọng. Việc huy động nguồn vốn trong và ngoài nước của Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức khả quan. Nếu như nguồn vốn trong nước, gồm nguồn vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế,. giữ vai trò chủ đạo thì nguồn vốn nước ngoài,. | Theo quy định pháp lý hiện hành (Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003), trái phiếu chính quyền địa phương là loaị trái phiếu đầu tư có kỳ hạn 01 năm trở lên do UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư phát triển cụ thể và nguồn hoàn trả lãi và gốc trái phiếu duy nhất là từ nguồn ngân sách của địa phương. Theo đó, trái phiếu chính quyền địa phương cũng là một loại trái phiếu nghĩa vụ chung. Như vậy, khung pháp lý cho việc phát hành trái phiếu địa phương nên tập trung vào vấn đề điều chỉnh khả năng chi trả của chính quyền địa phương. Theo Nghị định 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, giới hạn khối lượng phát hành trái phiếu đô thị phải đảm bảo nguyên tắc tổng dư nợ các nguồn vốn huy động của ngân sách thành phố không vượt quá 100% tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố. Cần có kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị đi kèm theo với nhiều tiện ích khác nhau nhằm giúp cho các nhà đầu tư luôn có được hàng hóa đa dạng phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, qua đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương nâng cao khả năng huy động vốn.