Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Tuyên Quang từ nay đến năm 2020, với mục tiêu đưa Tuyên Quang trở thành một tỉnh phát triển khá trong khu vực miền Bắc và đạt mức trung bình của cả nước, đã quyết định xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trường sinh thái được giữa vững, an ninh quốc phòng được đảm bảo. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là. | Thành lập mới các cơ sở dạy nghề tại những huyện, thị chưa có cơ sở dạy nghề (hiện tại mới chỉ có trung tâm dạy nghề cấp huyện tại Sơn Dương và Yên Sơn), phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện (trước mắt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thành lập trung tâm Dạy nghề cấp huyện tại Hàm Yên), hình thành thêm một số cơ sở dạy nghề đa ngành đa nghề tại những vùng có tốc độ đô thị hóa và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế - cơ cấu lao động nhanh, chú trọng phát triển các trung tâm dạy nghề ở vùng nông thôn, đặc biệt ưu tiên cho hai huyện Chiêm Hóa và Na Hang, với mục tiêu trọng tâm là đào tạo nghề ngắn hạn (thuộc các nhóm nghề mây tre đan, dệt mành cọ, làm chổi, chế biến hàng thủ công/tiêu dùng. trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương) cho nhóm lao động nông thôn (lao động nữ, lao động thanh niên. Gắn kết hoạt động dạy nghề của các cơ sở đào tạo này với hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm (đặc biệt là trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội) với các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị-xã hội khác có liên quan trong lĩnh vực đào tạo-phát triển nguồn nhân lực.