Tài liêu tham khảo môn Cơ học đất_ Chương " Xác định ứng suất trong đất", dành cho sinh viên đang theo học ngành địa chất. | CHƯƠNG 3 XÁC ĐỊNH ỨNG SUẤT TRONG ĐẤT KHÁI NIỆM Vấn đề xác định ứng suất trong đất có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định độ bền ổn định và biến dạng của đất dưới tác dụng của tải trọng ngoài và trọng lượng bản thân đất. Khi giải quyết vấn đề này đến nay trong cơ học đất người ta vẫn sử dụng lý thuyết biến dạng tuyến tính. Để xác định ứng suất theo lý thuyết này những phương trình và quan hệ trong thuyết đàn hồi đều có thể sử dụng được đối với đất vì nó xây dựng trên quan hệ tuyến tính giữa ứng suất biến dạng. Muốn vậy thì nền đất được thiết kế không ở trong trạng thái ứng suất giới hạn và tải trọng tác dụng phải nằm trong giới hạn tỷ lệ vì rằng ở trạng thái ứng suất giới hạn quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của đất sẽ không còn là qua hệ đường thẳng nữa. Khi vùng cân bằng giới hạn phát triển lớn ví dụ khi nén đất chịu những tải trọng rất lớn của công trình thì việc sử dụng những tính toán của lý thuyết biến dạng tuyến tính sẽ không hợp lý nữa. Những điều kiện phụ thêm để có thể sử dụng quy luật phân bố ứng suất của các vật thể biến dạng tuyến tính có thể sử dụng quy luật phân bố ứng suất của các vật thể biến dạng tuyến tính là phải không có sự phân bố lại những thành phần trong đất tức là nguyên lý biến dạng tuyến tính chỉ thích hợp với giai đoạn ban đầu khi trạng thái của đất chưa bị phá hoại và giai đoạn kết thúc ở trạng thái ổn định tĩnh học của đất và để xác định ứng suất trong khung cốt đất . PHÂN BỐ ÚNG SUẤT TRƯỜNG HỢP BÀI TOẤN KHÔNG GIAN . Bài toán cơ bản - tác dụng của lực thẳng đứng Chúng ta xem xét tác dụng của lực tập trung thẳng đứng p trên bề mặt bán không gian của khối đất Như trên hình 3-1 . Hình 3-1. Sơ đồ tác dụng của ỉực tập trung Lấy 1 điểm M trong nền đất có toạ độ P R . Qua M dựng mặt phẳng vuông góc với bán kính R và xác định trị số ứng suất ƠR tác dụng lên nó. Nếu điểm M càng xa điểm đặt của lực thì chuyển vị của nó càng nhỏ khi R cố định thì nó phụ thuộc vào góc p có thể viết được biểu thức sau S K1. 3 3-1 R Với K là .