Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm. Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích. Mời quý thầy cô cùng tham khảo Gáo án ngữ văn lớp 10: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn - Tuyển tập bài soạn hay. | GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10 TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ (Trích Chinh phụ ngâm) Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. *Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi người chinh phu ra trận. - Thấy được sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ. - Giáo viên: SGK, giáo án, bảng phụ, bút dạ. - Học sinh: bài soạn, SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC. - Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. - Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ *Không kiểm tra bài cũ - Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới Thiên thu ghi tạc tình sông núi Hạnh phúc muôn đời nghĩa phu thê Đó là hai câu thơ nói về tình cảm, sự thủy chung, son sắt trong nghĩa vợ chồng. Khi yêu nhau rồi nên nghĩa vợ chồng người ta luôn mong muốn được ở gần bên nhau. Nhưng một khi phải chia ly thì người ở lại sẽ mang nhiều tâm trạng. Và minh chứng sự chia ly đó là tình cảm vợ chồng trong tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Trong tác phẩm này người vợ khi phải tiễn chồng ra trận một nơi xa xôi, nguy hiểm, chưa biết đến ngày trở về, ngoài nỗi nhớ thương chồng thì sự cô đơn, lẻ loi đã bao trùm lên tâm trạng của người chinh phụ. Vậy để hiểu rõ hơn về tâm trạng của người chinh phụ này cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu bài ngày hôm nay qua đoạn trích: “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. - Hoạt động 4: Bài mới -Về sáng tác: ngoài tác phẩm chính Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ và phú bằng chữ Hán. Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu của người chinh phụ càng da diết, triền miên. Qua đó bày tỏ tấm lòng đồng cảm, chia sẻ của tác giả. - Hoạt động 4: củng cố. Cho hs đọc ghi nhớ SGK. - Hoạt động 5: Dặn dò – hướng dẫn học bài. - Học thuộc đoạn trích. - Soạn bài “ Lập dàn ý bài văn nghị luận”.