CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mực hợp lý để có cuộc sống ấm no hạnh phúc. | CHÍNH SÁCH DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM Nhóm 9: Lê Thị Thanh Nguyễn Phương Thanh Chu Diệp Thu Đỗ Thị Thu Thủy Đặng Thùy Trang Hồ Quỳnh Trang Mục tiêu của chính sách DS-KHHGĐ Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mực hợp lý để có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao chất lượng dân số, giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững đất nước. Nội dung của chính sách DS-KHHGĐ Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 14/01/1993 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Nội dung của chính sách DS-KHHGĐ 1. Điều chỉnh Quy mô dân số Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh Phụ nữ sinh con trong độ tuổi từ 22 đến 34, khoảng cách giữa các lần sinh là 3-5 năm, mỗi cặp vợ chồng có từ 1 đến 2 con và được lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai theo nguyện vọng Nội dung của chính sách DS-KHHGĐ 2. Khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai 3. Giảm nạo, phá thai 4. Điều chỉnh cơ cấu dân số 5. Giảm mất cân bằng giới tính khi sinh 6. Bảo vệ các dân tộc thiểu số Nội dung của chính sách DS-KHHGĐ 7. Phân bố dân cư 8. Nâng cao chất lượng dân số 9. Kiểm tra sức khỏe di truyền và sức khỏe trước khi kết hôn 10. Tuyên truyền, vận động, giáo dục về dân số 11. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ SKSS, KHHGĐ Thực trạng thực hiện chính sách DS-KHHGĐ Quy mô gia đình có 1 hoặc 2 con ngày càng rộng rãi Số con trung bình của một phụ nữ trong đội tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ trên 3,8 con (năm 1990) xuống 2,2 con (năm 2000) và đến nay đạt tiệm cận mức sinh thay thế (mỗi cặp vợ chồng có khoảng 2,1 con); tỉ lệ phát triển dân số giảm tương ứng từ hơn 2% xuống còn 1,25% Thực trạng thực hiện chính sách DS-KHHGĐ Những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2003, tình hình dân số có diễn biến phức tạp, mức sinh và tỉ lệ sinh con thứ ba tăng trở lại, nhất là trong cán bộ, đảng viên, làm ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. Năm 2007, tỉ lệ sinh con thứ ba tăng hơn nhiều so với năm 2006, nhiều chỉ tiêu về thực hiện các biện pháp tránh thai đạt kết quả thấp. Quý I năm 2008, số trẻ sinh ra tăng 7,2%, tỉ lệ sinh con thứ ba tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2007, kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai giảm nhiều so với kế hoạch Nguyên nhân yếu kém Cấp ủy đảng và chính quyền các cấp còn có tư tưởng chủ quan, thỏa mãn, buông lỏng lãnh đạo Hệ thống tổ chức làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua có nhiều thay đổi, không ổn định Các cấp, các ngành chưa xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thiếu gương mẫu, vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình Một bộ phận nhân dân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên cho rằng, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã kết thúc, dẫn tới việc coi nhẹ công tác này Giải pháp hoàn thiện chính sách dân số KKHGĐ Hoàn thiện hệ thống chính sách rõ ràng tránh bị hiểu lầm Tăng cường tuyên truyền, đa dạng hóa sản phẩm truyền thông Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện KKHGĐ ở địa phương Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
154    123    4    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.