Kiến thức: Ôn tập về cách lập dàn ý cho bài văn tả người: Một dàn ý đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: Trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. Thái độ: Tự tin khi nói trước lớp | BÀI SOẠN GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Tập làm văn: Ôn tập về tả người I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập về cách lập dàn ý cho bài văn tả người: Một dàn ý đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người: Trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. 3. Thái độ: Tự tin khi nói trước lớp II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập. - Giáo viên: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS nêu cấu tạo bài văn tả người. - Nhận xét, đánh giá. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS luyện tập: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS đọc các đề bài trong SGK. - Cùng HS phân tích từng đề, nhấn mạnh từ trọng tâm. - Gọi học sinh đọc các gợi ý ở SGK. - Yêu cầu HS lựa chọn đề bài và nêu đề bài mình chọn. - Yêu cầu học sinh lập dàn ý vào vở bài tập, 3 học sinh lập dàn ý vào bảng phụ (mỗi em lập dàn ý cho 1 đề bài). - Nhắc HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó (trình bày miệng). - Yêu cầu HS dán bảng phụ, trình bày dàn ý. - Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý. - Gọi 1 số HS khác đọc dàn ý của mình - Nhận xét, khen những học sinh lập dàn ý tốt. - Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày trong nhóm 4. - Gọi đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp. - Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người trình bày hay nhất. - 2 HS nêu. Bài 1(150): Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài trong SGK: - 1 HS đọc. - 2 HS đọc. - Tìm hiểu từng đề bài - 2 HS đọc. - HS nối tiếp nói tên đề bài mình chọn. - Làm bài và trình bày theo gợi ý: a, Mở bài: + Người được em tả tên là gì, em quen biết từ khi nào? + Người được em tả đã để lại cho em ấn tượng và tình cảm gì? b, Thân bài: - Tả ngoại hình. + Đặc điểm thứ nhất. + Đặc điểm thứ hai. - Tả hoạt động: + Hoạt động thứ nhất. + Hoạt động thứ hai. c, Kết bài: + Nêu ảnh hưởng tốt của người được tả đối với em. + Tình cảm của em đối với người được tả - HS trình bày. - HS sửa dàn ý của mình. - 3 HS làm trong vở bài tập đọc dàn ý. Bài 2(150): Dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng một đoạn trong bài văn. - 1 HS đọc. - Tập nói trong nhóm: Nói theo sát dàn ý, nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp. - Bình chọn và tuyên dương người trình bày hay nhất. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS viết dàn ý chưa đạt về hoàn chỉnh để chuẩn bị viết bài văn tả người trong tiết TLV sau. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.