Nghiên cứu vấn đề Đức sẽ giúp làm sáng tỏ diễn biến chằng chéo, phức tạp của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đó vạch rõ tính chất phản động của đế quốc Mỹ và các nước Đồng minh trong việc chia cắt nước Đức, | Đến thập kỉ 70, 80 của thế kỉ XX, hai nước Đức đều phát triển mạnh mẽ về kinh tế và ổn định về chính trị, nhưng bước sang giữa thập kỉ 80, CHDC Đức do sự duy trì một cơ chế lạc hậu, lỗi thời trong sản xuất đã vấp phải một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Kết quả là vào cuối năm 1989, hàng rào biên giới và bức tường Berlin ngăn cách giữa Đông và Tây Berlin được phá bỏ, xu hướng tái thống nhất nước Đức lại được đưa ra, nhân dân Đức lại có quyền hy vọng vào một tương lai tươi sang. Thực chất của cuộc sáp nhập này là sự xoá bỏ hoàn toàn của CHDC Đức, CHDC Đức trở thành 5 bang của CHLB Đức, chịu sự chi phối của Hiến pháp nước CHLB Đức. Lợi dụng sự mất cảnh giác của CHDC Đức, lợi dụng sự sụp đổ lòng tin của nhân dân CHDC Đức với chính phủ quan liêu, Mỹ và các Đồng ming phương Tây đã tác động mạnh mẽ của CHDC Đức và CHLB Đức, đánh đổ CHDC Đức. Sự sáp nhập đã để lại hậu quả to lớn cho nhân dân CHDC Đức: hàng loạt các xí nghiệp của Nhà nước đã bị đóng cửa, nạn thất nghiệp tăng lên nhanh chóng. Phương thức sản xuất khác hẳn nhau giữa CHDC Đức và CHLB Đức đã làm tê liệt sản xuất của CHDC Đức, nạn lạm phát lại bắt đầu xuất hiện và sự nhen nhóm trở lại của các phần từ phát xít.