Bài tổng thuật: Bạo lực gia đình

Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình, bài viết nêu lên thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam. | là thuật ngữ dùng để chỉ các hành vi bạo hành về thể xác hoặc tinh thần giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không phân biệt giàu nghèo hay trình độ học vấn. Đây không còn là vấn đề mới nhưng vẫn rất thời sự, đáng được quan tâm. Theo thống kê ở nước ta 66% các vụ ly hôn có liên quan đến bạo hành gia đình. Năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo hành, chiếm tỷ lệ 60,3%, trong đó: 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục, 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập. Cũng theo số liệu của các bệnh viện, trung tâm, phòng cấp cứu trên cả nước, có trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hàng năm do bạo lực gia đình. Bạo hành gia đình ảnh hưởng nặng nề từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân, nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ em. Đã có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra như: do rượu và ma túy, do khó khăn về kinh tế, ngoại tình Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và thường được biện hộ với mục đích giáo dục theo kiểu "thương cho roi cho vọt". Hậu quả thường là rất nghiêm trọng, một bộ phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏ học hay nghiện ma túy Yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế; ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến còn nặng nề; sự cam chịu, nhẫn nhục của nhiều nạn nhân. Bên cạnh đó cộng đồng, xã hội còn coi nhẹ vấn đề bạo lực gia đình; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình còn hạn chế. Bởi vậy năm 2007, Nhà nước ta đã ban hành Luật phòng, chống bạo hành gia đình, quy định về phòng ngừa, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Đây không chỉ coi là công việc của nhà nước hay bất kì cơ quan,tổ chức nào mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Để ngăn chặn bạo lực gia đình, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, có cơ chế, chính sách phù hợp để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, kết hợp với ngăn chặn, xử lý kịp thời những nguy cơ, hành vi vi phạm. Các địa phương quan tâm việc xóa đói, giảm nghèo bên cạnh đó, cần thay đổi nhận thức về trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình Đặc biệt là xã hội cần loại bỏ những quan niệm lạc hậu, phụ quyền, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chúng ta cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền,vận động đồng thời nhân rộng và đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền cho các thành viên. Đồng thời phải xây dựng các trung tâm tư vấn và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình ở địa phương, tăng cường giáo dục lối sống, kỹ năng sống trong nhà trường, xã hội, cần xã hội hóa các nguồn lực để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bạo lực gia đình. Mong rằng mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình để góp phần xây dựng xã hội tươi đẹp, văn minh hơn.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    65    2    28-03-2024
4    55    1    28-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.