Di vật đá thời Lý là một loại di vật đặc sắc thu được từ cuộc khai quật khu vực dự kiến xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới). Loại di vật này sẽ góp phần nhận diện đầy đủ hơn về kiến trúc ở Hoàng thành Thăng Long dưới thời Lý. Bài viết này xin tập trung giới thiệu một số di vật tiêu biểu thu được trong tầng văn hoá chứa đựng các dấu vết kiến trúc Lý, Trần như trên nền gạch, lòng hồ. 1. Các khối đá có trang trí Mảnh. | Một sô di vật điêu khăc đá thời Lý Trân Di vật đá thời Lý là một loại di vật đặc sắc thu được từ cuộc khai quật khu vực dự kiến xây dựng Nhà Quôc hội và Hội trường Ba Đình mới . Loại di vật này sẽ góp phân nhận diện đây đủ hơn về kiến trúc ở Hoàng thành Thăng Long dưới thời Lý. Bài viết này xin tập trung giới thiệu một số di vật tiêu biểu thu được trong tầng văn hoá chứa đựng các dấu vết kiến trúc Lý Trần như trên nền gạch lòng hồ. 1. Các khối đá có trang trí Mảnh đầu rồng đá thời Lý Mảnh đá của thành bậc trang trí hình chim phượng và hoa cúc dây thời Lý Hiện vật kí hiệu hiện trạng vỡ không nguyên vẹn . Kích thước còn lại Dài 63cm rộng 44cm dày 14 2cm. Đây là một phiến đá khá lớn còn in dấu chế tác cắt bằng đục trên hầu khắp bề mặt phần mép của bậc đá có một dải trang trí hoa văn sóng nước hình núi với những đường lượn sóng đều đặn nhô cao được nâng đỡ bằng những dải sóng mềm mại có biên độ rộng hơn phía dưới. Căn cứ vào đường nét khá thanh thoát mềm mại của nét chạm có thể xếp hiện vật này vào khung niên đại cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12. Khối đá có trang trí văn sóng nước thời Lý thế kỷ 11 - 12 Mảnh đá của thành bậc thang trang trí chạm nổi văn hoa mẫu đơn dây thời Lý Khối đá vuông trang trí văn sóng nước thời Lý Hiện vật kí hiệu có kích thước nhỏ hơn dài 20cm rộng 19 5cm dày 7 3cm. Nếu ở hiện vật vừa nêu đồ án trang trí chạy theo viền mép của tấm đá thì ở hiện vật này được trang trí bởi ba cạnh theo bề dày của hiện vật. Cũng là đồ án trang trí sóng nước hình núi với những con sóng nhô cao ở phần trên kết hợp với các dải sóng mềm rộng phía dưới. Tuy nhiên các đường nét ở tác phẩm này khoẻ mạnh và nổi khối hơn. Các đường lượn lồng kép tạo nên sự chắc chắn của đồ án. Do vậy có thể xếp tác phẩm này vào niên đại cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13 giai đoạn cuối của nghệ thuật điêu khắc thời Lý. 1. Thành bậc Trong cuộc khai quật lần này một số lượng khá nhiều các mảnh vỡ từ các thành bậc đã được phát hiện. Không khó để có thể nhận diện loại hiện vật này .