Luật và chính sách môi trường của TS Nguyễn Chí Hiếu giúp sinh viên ngành đào tạo quản lý môi trường hiểu về kiến thức luật bảo vệ môi trường Việt Nam. Hiện trạng về công tác quản lý môi trường đang có nhiều vấn đề bất cập từ nhận thức đến hệ thống tổ chức, chiến lược, quy hoạch, luật pháp. | Từ năm 1970, đặc biệt là sau Hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường con người được tổ chức tại Stockholm năm 1972, hàng trăm điều ước Quốc tế về môi trường hay liên quan đến môi trường đã được ký kết. Thời kỳ này cũng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của Luật Quốc tế về môi trường. Nhiều công ước Quốc tế quan trọng đã được ký kết như công ước về di sản tự nhiên thế giới, công ước Quốc tế về mua bán các loài đang bị đe dọa, công ước Luân Đôn về việc cải thiện chất thải rắn ra biển. Từ những năm 70, những công ước về môi trường đã được mở rộng rất nhiều. Từ chỗ chỉ xử lý vấn đề môi trường qua biên giới đến chỗ xử lý ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu, từ chỗ chỉ bảo tồn các loài động, thực vật cụ thể nào đó đến chỗ bảo tồn hệ sinh thái, từ chỗ chỉ quy định về kiểm soát việc đưa trực tiếp chất thải vào các sông, hồ Quốc tế đến việc xây dựng các quy chế quản lý toàn diện cả hệ thống hoặc lưu vực sông Quốc tế. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1992 đã xuất hiện một số lượng đáng kể những điều ước về môi trường quan trọng được áp dụng trên phạm vi toàn cầu như công ước Viên về bảo vệ tầng Ozon, Nghị định thu Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon, Nghị định thư về BVMT bổ sung cho hiệp ước Nam cực, Công ước Basel về việc vận chuyển qua biển giới các chất thải độc hại, . Chỉ tính đến cuối năm 1992 đã có 840 văn bản pháp lý Quốc tế về môi trường hoặc liên quan đến môi trường.