Giáo án Số học 6 Ngày dạy: Tiết 65: §13. BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN I/ MỤC TIÊU TIẾT HỌC: - Học sinh nắm được khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm “Chia hết cho”. - HS hiểu được 3 tính chất liên quan đến khái niệm “chia hết cho”. - HS biết cách tìm ước và bội của một số nguyên. - HS có thấy được sự mở rộng của số nguyên so với số tự nhiên qua các bài tập. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Các bảng phụ, nam châm, bút dạ, phấn màu, Bảng phụ 1: Ghi nội dung của bài 105/97 SGK. - HS: Chuẩn bị bút dạ. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1, Kiểm tra bài cũ: - HS1: Nêu các tính chất chia hết của một tổng ? Khi nào thì số tự nhiên a được coi là chia hết cho số tự nhiên b ≠ 0 ?. (có q € N : a = b . q) - HS2: Cho a, b € N. Khi nào thì a là bội của b ? b là ước của a ? Hãy tìm Ư(6) = ? B(6) = ?. * Vào bài: Trong Z khi nào số nguyên a được coi là bội của số nguyên b, khi nào số nguyên b được coi là ước của số nguyên a ? Bội và ước của một số nguyên có tính chất gì ? 2, Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Hoạt động 1: Bội và ước của một số nguyên - Làm bài tập ?1: + HS đọc đề bài. + HS đứng tại chỗ đọc kết quả. + GV ghi lên góc bảng. 6 = 1 . 6 = (-1) . (-6) = 2 . 3 = (-2) . (-3) -6 = (-1) . 6 = 1 . (-6) = (-2) . 3 = 2 . (-3) ? Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b≠0 ? - GV nêu sự tương tự trong Z. - GV tóm tắt định nghĩa và nêu ví dụ. - Làm bài tập ?3: + HS nêu được hai ước và hai bội của 6. ? Tại sao lại chọn được các ước và các bội ? ? (-6) là bội của những số nào ? Ghi bảng 1, Bội và ước của một số nguyên : * Định nghĩa: (SGK/96) a, b € Z, b ≠ 0. Nếu có q € Z: a = thì a b Khi đó: a là bội của b b là ước của a. * Ví dụ: (SGK/96) .Hoạt động của giáo viên và học sinh ? 6 là bội của những số nào ? ? Em có nhận xét gì về các ước của 6 và -6 ? - HS đọc phần chú ý. ? Tại sao số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0 ? ? Tại sao số 0 không là ước của bất kì số nguyên nào ? ? Tại sao 1 và (-1) là ước của mọi số nguyên ? ? Hãy tìm các ước chung của 6 và 10 ? Các ước của 6 là : 1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6 Các ước của 10 là : 1; -1; 2; -2; 5; -5; 10; -10. ? Tìm các ước chung của 6 và 10 ? ? Muốn tìm ước hay bội của một số nguyên khác 0 ta làm như thế nào ? - GV nhấn mạnh: Vẫn làm như trước đây sau đó tìm thêm các số đối của các số đã tìm được. Hoạt động 2: Tính chất - Hoạt động nhóm: + HS đọc sách giáo khoa. + Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: ? Bội và ước của một số nguyên có mấy tính chất ? ? Hãy nêu từng tính chất và ghi tổng quát ? ? Cho ví dụ đối với từng tính chất ? - Sau khi thảo luận cho HS đứng tại chỗ trả lời. - GV ghi bảng các tính chất. - Làm bài tập ?4: + Cho 2 HS lên bảng. - GV kiểm tra từng HS để điều chỉnh cách trình bày. Ghi bảng * Chú ý: (SGK/96) 2, Tính chất: * a b và b c = a c. Ví dụ: * a b và m € Z = b Ví dụ: * a c và b c = (a + b) c và (a – b) c Ví dụ: 3, Củng cố: - Khi nào ta nói a b ? (HS cần nhớ: b ≠ 0 và có q € Z để a = ) - Nhắc lại 3 tính chất ? (Đó là tính chất liên quan đến khái niệm “chia hết cho”) - Làm bài 105/97 SGK: + GV đưa bài bằng bảng phụ 1. + HS đọc yêu cầu. + GV nhấn mạnh: Để tìm được thương a : b ta sẽ tìm số q € Z sao cho a = b . q. + HS lên bảng điền vào ô trống. - Làm bài tập 101/97 SGK: + Cho 2 HS lên bảng. 4, Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc các kiến thức của bài theo SGK và vở ghi. - Làm các bài tập: 102, 103, 104, 106/97 SGK - Làm để cương ôn tập chương từ câu 1 đến câu 5. .- Gợi ý: Bài 103: Xét xem a có thể nhận những giá trị nào ? mỗi số a có thể cộng được với những số nào của tập hợp B ? .