Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lí - Nguyễn Văn Khải

Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Vật lí. Nhằm gợi ý cho các thầy cô giáo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, soạn giáo án lên lớp cho HS. Mời tham khảo! | Sinh vật sống cần năng lượng để tồn tại. Năng lượng để duy trì sự sống trên Trái Đất đến từ Mặt Trời, nó bức xạ năng lượng vào không gian bởi vì nó rất nóng. Một tỉ lệ nhỏ của năng lượng này tới Trái Đất. Bầu khí quyển của Trái Đất hoạt động như một tấm chắn bảo vệ trên bề mặt của hành tinh của chúng ta, ngăn ngừa sự thay đổi nhiệt độ để có thể tồn tại trong một thế giới không có không khí. Hầu hết các bức xạ năng lượng từ Mặt Trời đi qua bầu khí quyển của Trái Đất. Trái Đất hấp thụ một số phần năng lượng này, và một số được phản xạ trở lại từ bề mặt của Trái Đất. Phần năng lượng phản xạ này được hấp thụ bởi khí quyển. Như là một kết quả của điều này, nhiệt độ trung bình trên bề mặt của Trái Đất sẽ cao hơn nếu như không có bầu khí quyển. Bầu khí quyển của Trái Đất có tác dụng tương tự như nhà kính, do đó gọi là hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính được cho là đã trở nên rõ rệt hơn trong thế kỉ XX. Đó là một thực tế là nhiệt độ trung bình của bầu khí quyển của Trái Đất đã tăng. Trên các tờ báo và tạp chí sự tăng phát thải cácbon điôxit thường được trình bày như là nguồn gốc chính của nhiệt độ tăng trong thế kỉ XX.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.