Tiểu luận: Ra hoa trong ống nghiệm

Tìm hiểu về quy trình kỹ thuật cho ra hoa trong ống nghiệm và các ứng dụng của kỹ thuật này trong thực tế. Qúa trình này bao gồm sự cảm ứng, sự phát triển hoa và các cơ quan của chúng. Mời các bạn tham khảo tài liệu! | Quang kỳ là sự xen kẽ giữa sáng và tối trong giai đoạn 24 giờ (trong thực nghiệm, giai đoạn này có thể dài hoặc ngắn hơn), và quang kỳ tính (quang chu kỳ) là phản ứng của thực vật đối với quang kỳ tức là đối với sự biến thiên theo mùa của độ dài ngày. Độ dài ngày là một yếu tố quan trọng để điều khiển thời gian ra hoa. Đã có nhiều thí nghiệm chứng minh rằng độ dài ngày có ảnh hưởng sâu sắc đối với sự ra hoa của thực vật. Thí nghiệm của Tournois (1912, Pháp) lần đầu tiên chứng minh cây gai dầu có khả năng ra hoa trong nhà kính, nếu giai đoạn chiếu sáng được rút ngắn. Năm 1913, Klebs trên ví dụ của cây cỏ trường sinh (Sempervivum) đã chỉ ra rằng có thể làm cây ra hoa vào mùa đông bằng cách chiếu ánh sáng bổ sung. Garner và Allard (1920, Mỹ) thực hiện một hệ thống các thí nghiệm trên loại thuốc lá ra hoa vào mùa thu: Maryland mammoth. Bằng cách thay đổi nhiệt độ và quang kỳ (thay đổi chiều dài ngày và đêm), họ kết luận, ở thứ thuốc lá này, không phải nhiệt độ mà chính là quang kỳ ảnh hưởng tới sự ra hoa: cây chỉ ra hoa nếu chiều dài ngày dưới 13-14 giờ. Đây là cây ngày ngắn, giống như cây gai dầu. Như vậy, khi đạt tới tuổi trưởng thành, nhiều thực vật phải chờ một dấu hiệu nào đó để tượng hoa, mà quan trọng nhất là quang kỳ. Dựa theo những quan sát và phân tích cách đáp ứng của thực vật đối với quang kỳ, người ta phân biệt cây theo quang kỳ như sau:

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    78    1    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.