Nội dung của tiểu luận đề cập đến việc vận dụng quy luật cung cầu phát triển thị trường lúa gạo, xuất khẩu sang thị trường quốc tế để giúp Việt Nam trở thành nước có tỷ trọng hàng hóa mức xuất k | Theo Sushil Pandey, Giám đốc Chương trình “Chính sách lúa gạo và Tác động” của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), chiến lược tốt nhất để bình ổn giá gạo là tăng sản xuất với tốc độ cao hơn tốc độ tăng cầu. Sản lượng gạo có thể tăng bằng cách mở rộng diện tích, hoặc tăng năng suất lúa, hoặc kết hợp cả hai biện pháp này. Tuy nhiên, ở Châu Á, khó có thể tăng cao hơn nữa diện tích đất lúa, sản xuất lúa gạo đang phải chịu cạnh tranh ngày càng mạnh với các ngành nghề và hoạt động kinh tế khác về nguồn lực đất, lao động và nước, và đặc biệt là áp lực tăng trưởng mạnh của sản xuất nhiên liệu sinh học. Ở Trung Quốc, diện tích lúa giảm gần 3 triệu ha trong giai đoạn 1997-2006. Mặc dù diện tích lúa cũng có khả năng mở rộng ở một số quốc gia khác ở Châu Á, tuy nhiên tổng diện tích đất lúa của Châu Á khó có khả năng vượt quá 136 triệu ha. Trong bối cảnh đó, công cụ chính để tăng sản lượng gạo là dựa vào việc tăng năng suất lúa, trong khi đó tốc độ tăng trưởng năng suất lúa hiện nay là quá thấp để có thể thúc đẩy tăng sản lượng gạo theo mức mong muốn. Ở hầu hết các nước trồng lúa chính ở Châu Á, tốc độ tăng trưởng năng suất lúa trong vòng 5 năm trở lại đây gần như bằng 0. Tình trạng khí hậu toàn cầu nóng lên đã tác động tiêu cực tới năng suất lúa đồng thời làm tăng tần suất xảy ra thiên tai hạn hán và lũ lụt.