Nhằm giúp quý bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo, chúng tôi đã biên soạn bộ giáo án Địa lý 12 Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Qua bài học trên, các bạn học sinh sẽ được củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển công nghiệp Việt Nam. Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Đồng thời có kĩ năng biết cách phân tích, lựa chọn và vẽ biểu đồ. Biết phân tích, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu CN. | Bài 29: Thực hành VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành CN Việt Nam. 2. Kĩ năng - Biết cách phân tích, lựa chọn và vẽ được biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN. - Biết phân tích, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu CN trên cơ sở số liệu và biểu đồ. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 1. Giáo viên. - GA+ SGK+ SGV. - Bđ Công nghiệp Việt Nam - Thước kẻ, compa, máy tính. 2. Học sinh. Vở ghi + SGK+ đồ dùng dạy học. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới Khởi động: Nêu mục tiêu bài học Hoạt động của GV và HS Nội dung chính HĐ 1: Cả lớp B1: GV yêu cầu bài và gợi ýcách làm: - Bảng số liệu tuyệt đối hay tương đối, có phải xử lí hay không. - Chọn dạng biểu đồ thích hợp. - Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ. - Nhận xét và giải thích. B2: HS lên bảng làm bài tập, nhận xét và bổ sung. GV tổng kết. HĐ 2: Cá nhân - Lưu ý HS cần xử lí số liệu ra % (vì là cơ cấu) HĐ 3: Cả lớp B1: GV gợi ý cách nhận xét: - Nhận xét chung về tỉ trọng giá trị SXCN phân theo vùng. - Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1996 và 2005 đối với từng vùng. B2: HS trình bày, GV chuẩn xác. - Tại sao ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị SXCN cao nhát cả nước? (căn cứ vào nguồn lực để trả lời) 1. Bài 1 a. Vẽ biểu đồ miền là thích hợp nhất. Yêu cầu: Chính xác, có chú giải, có tên biểu đồ, đẹp. b. Nhận xét - Tỉ trọng và sự chuyển dịch cơ cấu của từng ngành. - Giải thích (có thể tách hoặc gắn liền với từng phần nhận xét). 2. Bài 2 a. Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế - Tính cơ cấu giá trị SXCN phân theo thành phần KT (%): Thành phần KT 1996 2005 - Nhà nước - Ngoài Nhà nước - KV có vốn đầu tư nước ngoài 50,3 24,6 25,1 25,1 31,2 43,7 - Nhận xét: + Cơ cấu giá trị sản xuất CN + Sự chuyển dịch cơ cấu (dẫn chứng) b. Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị SXCN phân theo vùng - Do sự khác nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất không đồng đều giữa các vùng. + Các vùng có tỉ trọng lớn nhất (dẫn chứng) + Các vùng có tỉ trọng nhỏ (dẫn chứng) - Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa 1996 và 2005 đối với từng vùng. + Vùng tăng nhanh nhất. + Vùng giảm mạnh nhất. + Vùng có tỉ trọng giá trị SXCN cao nhất. IV. ĐÁNH GIÁ Căn cứ vào bảng số liệu sau: Giá trị SXCN theo giá thực tế của ĐBSH và ĐNB. (Đơn vị: tỉ đồng) Vùng 2000 2005 ĐBSH ĐNB Cả nước 57683 185593 336100 194722 555167 991049 1. Nhận xét về tỉ trọng của ĐBSH và ĐNB trong cơ cấu giá trị sản xuất CN của cả nước. 2. Giải thích vì sao tỉ trọng của cả hai vùng đều tăng liên tục trong g/đ 2000 – 2005. V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP - HS về nhà làm tiếp bài tập trông SGK: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị SXCN theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế., (Đơn vị: %). Thành phần kinh tế 1996 2000 2005 - Kinh tế Nhà nước + Trung ương + Địa phương - Kinh tế ngoài Nhà nước + Tập thể + Tư nhân + Cá thể - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 49,6 33,1 16,5 23,9 0,6 7,8 15,5 26,5 34,2 23,4 10,8 24,5 0,6 14,2 9,7 41,3 25,1 19,3 5,8 31,2 0,4 22,7 8,1 43,7 1. Vẽ biểu đồ biểu hiện cơ cấu giá trị SXCN phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005. 2. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu giá trị SXCN phân theo thành phần kinh tế. VI. RÚT KINH NGHIỆM Giáo án Địa lý lớp 12