Kịch bản của phim do Đặng Nhật Minh viết từ nỗi đau của gia đình ông, nỗi đau như của hàng vạn gia đình Việt Nam khác thời bấy giờ. Ông đã cố gắng vượt mọi khó khăn, với một cái máy quay phim cũ rích, chất lượng kém và ông đã buộc phải quay đi quay lại nhiều lần vì cái máy đã làm hỏng nhiều thước phim. | Tôi bắt tay viết kịch bản Bao giờ cho đến tháng mười, xuất phát từ nỗi đau của gia đình tôi, từ nỗi đau của hàng vạn, hàng triệu người có người thân ngã xuống trong chiến tranh. Đó là những điều đã có sẵn trong tôi, không phải tìm kiếm đâu xa cả. Chỉ cần tìm hình thức thể hiện nữa thôi. Một lần ngồi trú mưa trên đê, trong một quán nước ven đường ở huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, tôi nhìn thấy dưới cánh đồng xa xa một đoàn người lầm lũi đi trong mưa. Khi đoàn người đến gần tôi nhận ra đó là một đám tang. Theo sau chiếc kiệu có bốn người khiêng là một phụ nữ trẻ đầu quấn khăn trắng, dắt theo một đứa con trai chừng 7 tuổi. Bà con trong quán cho biết chồng chị là bộ đội đi B, hy sinh đã lâu, nhưng bây giờ người ta mới báo tin cho gia đình và làm lễ rước hương hồn người chiến sĩ về yên nghỉ tại nghĩa trang của làng. Còn anh hiện nằm ở đâu trên chiến trường miền Nam, đến bây giờ không ai biết. Người phụ nữ chít khăn tang đi dưới chiều mưa hôm ấy chính là chị Duyên sau này trong Bao giờ cho đến tháng 10