Mông Cổ xâm lược Trung Á

Cuộc xâm lược Trung Á của Mông Cổ được tiến hành sau sự thống nhất các bộ tộc Cổ và người Turk trên thảo nguyên Mông Cổ năm 1206. Cuộc xâm lược này kết thúc khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục được đế chế Khwarizmian vào năm 1221. | Truật Xích không bao giờ tha thứ cho cha ông ta, và, không còn cách nào hơn, là rút khỏi các cuộc chiến tranh của Mông Cổ sau này, tiến về phía bắc, nơi ông ta từ chối đến gặp Thành Cát Tư dù nhận được lệnh phải đến. Thật ra, trước khi chết, Thành Cát Tư cũng dự tính một cuộc tấn công người con phản loạn này. Sự cay đắng này chuyển qua những con trai của ông ta, đặc biệt là đến cháu ông, là Bạt Đô (Batu) và Berke Khan, (của Kim Trướng Hãn quốc), những người đã chinh phục Nga Kiev. Khi những người Mamluk Ai Cập giáng cho người Mông Cổ một trong những thất bại đáng kể nhất ở trận Ain Jalut năm 1260, Hãn Húc Liệt Ngột (Hulegu Khan), một trong những cháu trai của Thành Cát Tư Hãn, con trai của Đà Lôi, người đã cướp phá Baghdad năm 1258, đã không thể trả thù thất bại đó vì người anh em họ của ông là Berke Khan (đã chuyển sang đạo Hồi), đã tấn công ông ở Transcaucasus để trợ giúp đạo Hồi, và đây là lần đầu tiên người Mông Cổ đánh người Mông Cổ. Những hạt giống của cuộc chiến đó bắt nguồn từ cuộc chiến với Khwarezmia khi những người cha của họ tranh đoạt quyền lãnh đạo tối cao.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.