Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận là làm rõ việc vận dụng các học thuyết kinh tế trong việc thực thi chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng của chính phủ Việt Nam trong giai đoạn từ sau đổi mới tới nay. Từ đó rút ra những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn phải khắc phục trong thời thời gian tới. | Theo định hướng của Đảng và Chính phủ, kinh tế nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lấy lý thuyết về quản lý kinh tế tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng của chủ nghĩa Marx làm cơ sở cho mọi hành động để phát triển kinh tế thị trường. Bởi nội dung trong học thuyết của Marx là sự đúc kết những ưu điểm, và khai triển đến mức hoàn thiện để vận dụng tốt vào trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đương thời. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành vào trong thực tiễn nước nhà, Nhà nước cũng đôi lúc vấp phải những sai lầm trong việc nhìn nhận được bản chất vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam nên thời kỳ trước đổi mới, tài chính tiền tệ vẫn chưa ổn định, chưa theo sự biến đổi của thị trường và các lực lượng tham gia kinh tế nên cơ bản kinh tế còn trì truệ. Hơn nữa, lúc bấy giờ vai trò của Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng nói riêng vẫn còn chưa được coi trọng. Nhưng có sai lầm có sữa đổi, vận dụng tốt các học thuyết kinh tế, trả lại sự tự do cho nền kinh tế thị trường, Nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết, kiểm soát và can thiệp khi cần thiết vào kinh tế quốc gia, tình hình tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng dần dần đi vào ổn định và phát triển.