Trước một cuộc phỏng vấn, ấn tượng đầu tiên của công ty đối với bạn chắc chắn đến từ hồ sơ xin việc, đó là hai trang giấy mô tả toàn bộ quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với một không gian giới hạn như vậy, bạn cần làm đúng ngay từ đầu. Sau đây là 10 lỗi phổ biến khi viết hồ sơ. Mặc dù việc tránh các lỗi này không có nghĩa là bạn sẽ nhận được công việc, nhưng nó giúp bạn đi đúng hướng | Mười lỗi làm hỏng thư xin việc của bạn 81 Điểm In bài viết Gửi bài cho bạn Trước một cuộc phỏng vấn, ấn tượng đầu tiên của công ty đối với bạn chắc chắn đến từ hồ sơ xin việc, đó là hai trang giấy mô tả toàn bộ quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với một không gian giới hạn như vậy, bạn cần làm đúng ngay từ đầu. Sau đây là 10 lỗi phổ biến khi viết hồ sơ. Mặc dù việc tránh các lỗi này không có nghĩa là bạn sẽ nhận được công việc, nhưng nó giúp bạn đi đúng hướng. Lỗi 1: Hồ sơ trông như một nhật ký công việc không hơn không kém Dĩ nhiên cần phải cho nhà tuyển dụng biết kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn. Nhưng thay vì chỉ liệt kê những trách nhiệm của các công việc trước, bạn hãy làm nổi bật những thành tích ấn tượng cùng với con số cụ thể minh họa. Chẳng hạn nói bạn đã giúp tăng 10% doanh thu sẽ gây ấn tượng đặc biệt hơn so với nói rằng bạn đã lãnh đạo đội ngũ kinh doanh. Lỗi 2: Dùng đại từ xưng hô Hồ sơ của bạn không phải là thư từ, vì thế không nên dùng các đại từ nhân xưng hay sở hữu ở ngôi thứ nhất như “Tôi” hay “của tôi”. Hãy để các đại từ trong thư xin việc. Lỗi 3: Đưa vào các thông tin cá nhân và không liên quan Bạn không có nhiều không gian trong hồ sơ, vì thế đừng để phí những khoảng trống quý giá đó cho những thông tin không liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển. Lỗi 4: Sử dụng từ bị động Hồ sơ của bạn phải sử dụng các câu từ mạnh mẽ, rõ ràng và cách tốt nhất để đạt hiệu quả đó là sử dụng các động từ để mô tả thành tích. Các động từ như “Điều phối”, “Đạt được”, “Quản lý” hay “Thực hiện” sẽ làm hồ sơ của bạn thêm hấp dẫn. Lỗi 5: Lặp lại từ ngữ Dù việc dùng các động từ rất quan trọng, bạn đừng quên sử dụng nhiều động từ khác nhau. Đừng tập trung sử dụng một hai từ nào đó trong suốt hồ sơ. Cố gắng tìm từ thay thế tương đương và nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý. Lỗi 6: Trình bày quá xấu hoặc quá khoa trương Mặc dù nội dung là điều then chốt trong hồ sơ, việc trình bày nó thế nào cũng rất quan trọng. Sử dụng các định dạng thống nhất, như dùng một font chữ, kích cỡ hay cùng một kiểu gạch đầu dòng. Không nên dùng các định dạng quá màu mè hoặc quá sáng tạo với các loại font khác truyền thống hay đồ họa trừ phi vị trí ứng tuyển đòi hỏi cực kỳ sáng tạo. Hãy để hồ sơ của bạn rõ ràng, đơn giản và chuyên nghiệp. Lỗi 7: Gửi hồ sơ mà không có thư xin việc đi kèm Một trong những điều tệ nhất là gửi đi một hồ sơ tuyệt đẹp nhưng lại không có thư giới thiệu về mình đến nhà tuyển dụng. Hồ sơ và thư xin việc là một cặp không thể tách rời. Thư xin việc là một cách để bạn khéo léo quảng bá về kỹ năng kinh nghiệm của mình. Lỗi 8: Gửi đi một hồ sơ chung chung hoặc đại trà Mặc dù kinh nghiệm làm việc của bạn không thay đổi, nhưng hồ sơ thì cần được điều chỉnh theo lĩnh vực bạn dự tuyển. Ví dụ nếu bạn tìm một công việc về bán hàng, hồ sơ của bạn phải gồm các thông tin khác với các thông tin đưa vào hồ sơ cho một công việc quản lý. Hãy viết hồ sơ hướng đến mục tiêu bạn tìm kiếm và giúp người đọc dễ dàng nhận ra vì sao bạn là ứng viên phù hợp. Lỗi 9: Lỗi đánh máy, chính tả hoặc ngữ pháp Trước khi gửi hồ sơ, hãy đọc kỹ và kiểm tra nhiều lần. Rất nhiều nhà tuyển dụng đã không ngần ngại cho các hồ sơ mắc những lỗi này vào thùng rác. Lỗi 10: Gửi hồ sơ tới một người không biết tên Chắc chắn là bạn không muốn hồ sơ của mình bị ném vào thùng rác, vậy hãy tránh gửi cho:”Giám đốc nhân sự” hay “Gửi người có liên quan”. Hãy dành chút thời gian tìm hiểu tên người tuyển dụng bạn