Bài giảng Nghiệp vụ thương mại TS. Nguyễn Hoài Anh chương 5 dự trữ hàng hóa ở doanh nghiệp thương mại, nội dung chương 5 gồm có: khái niệm chức năng của dự trữ, phân loại dự trữ, các yêu cầu đối với quản trị dự trữ và một số giải pháp cải tiến quản trị dự trữ. Mời các bạn tham khảo! | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh Điện thoại: 0948555117 Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 Năm biên soạn: 2009 CHƯƠNG 5: DỰ TRỮ HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI . KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ . PHÂN LOẠI DỰ TRỮ . CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DỰ TRỮ . CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DỰ TRỮ . MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, do đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm sản xuất và sản phẩm tiêu dùng, do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, .) mà sản phẩm sau khi sản xuất ra không thể tiêu dùng hoặc tiêu thụ ngay, mà phải trải qua một quá trình nhằm xóa đi những sự cách biệt kể trên. Sản phẩm trong trạng thái (hình thái) này được coi là dự trữ. Đối với doanh nghiệp, cần . | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh Điện thoại: 0948555117 Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 Năm biên soạn: 2009 CHƯƠNG 5: DỰ TRỮ HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI . KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ . PHÂN LOẠI DỰ TRỮ . CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DỰ TRỮ . CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DỰ TRỮ . MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, do đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm sản xuất và sản phẩm tiêu dùng, do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, .) mà sản phẩm sau khi sản xuất ra không thể tiêu dùng hoặc tiêu thụ ngay, mà phải trải qua một quá trình nhằm xóa đi những sự cách biệt kể trên. Sản phẩm trong trạng thái (hình thái) này được coi là dự trữ. Đối với doanh nghiệp, cần thiết phải tập trung một lượng sản phẩm nhất định nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí trong kinh doanh, như: cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh, và do đó duy trì và phát triển doanh số; Tập trung một lượng lớn sản phẩm trong vận chuyển hoặc tại kho giúp giảm chi phí: Duy trì sản xuất ổn định và năng suất cao, tiết kiệm trong mua và vận chuyển (trong mua: giảm giá vì lượng hoặc mua trước thời vụ; còn trong vận chuyển việc tăng qui mô lô hàng sẽ đảm bảo vận chuyển tập trung với chi phí thấp ), và nhờ tập trung một lượng sản phẩm nhất định trong kho mà các doanh nghiệp giảm những chi phí do những biến động không thể lường trước. Bộ phận sản phẩm nhằm cho mục đích này được coi là dự trữ. Như vậy, tất cả các hình thái tồn tại của sản phẩm hữu hình trong hệ thống Logistic do các nhân tố kinh tế gây nên nhằm thỏa mãn yêu cầu cung ứng của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp được coi là dự trữ. Vậy: Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản