Mục tiêu của giáo án bài Thực hành - Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong giúp học sinh nhận dạng được một số chi tiết & bộ phận của động cơ đốt trong, có ý thức tổ chức kỉ luật và an toàn lao động. | THỰC HÀNH TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG I/ Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: Qua bài thực hành học sinh có thể: + Nhận dạng được một số chi tiết & bộ phận của động cơ đốt trong + Có ý thức tổ chức kỉ luật & an toàn lao động 2. Kỹ năng: + Có thể tháo, lắp 1 số chi tiết đơn giản 3. Thái độ: + Thông qua bài thực hành rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động II: Chuẩn bị: 1. Giáo viên: + Một số tranh vẽ, mô hình động cơ đốt trong, một số bộ phận 2. Học sinh:+ Xem lại lý thuyết đã được học III/ Tiến trình : 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra lý thuyết 3. Bài mới I/ Nội dung thực hành:+ Xem xét cấu tạo một số chi tiết trong động cơ đốt trong gồm: STT Tên chi tiết thực hành Số lượng 1 Pitông, Chốt Pitông 04 2 Trục khuỷu 02 3 Thanh truyền 04 4 Xéc măng 12 II/ Tiến hành thực hành: 1/ Chia lớp thành 04 nhóm. 2/ Phân phối các chi tiết đến các nhóm 3/ Định hướng nội dung thực hành: + Cấu tạo các chi tiết (1) + Sự khác biệt (Giữa lý thuyết và thực tế về hính dáng, cấu tạo) (2) + Vật liệu chế tạo các chi tiết (3) + Sơ đồ liên kết cơ học giữa các chi tiết đã được phân phối (4) + Một số phát hiện, phát kiến ngoài kiến thức lý thuyết đã học (5) 4/ Sau khi đã chia nhóm, phân phối thiết bị, các nhóm thực hành theo nội dung đã ghi. 5/ Viết báo cáo thự hành theo mẫu 6/ Giáo viên nhận xét, chấm điểm BÁO CÁO THỰC HÀNH: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG Trường THPT Trần Phú – Võ Nhai – Thái Nguyên Lớp:. Nhóm:. STT Chi tiết Nội dung ghi chép 1 Pitông, Chốt Pitông (1) (2) (3) (4) (5) 2 Trục khuỷu (1) (2) (3) (4) (5) 3 Thanh truyền (1) (2) (3) (4) (5) 4 Xéc măng (1) (2) (3) (4) (5)