Thông qua bài Tập nặn tạo dáng: Nặn dáng người giúp học sinh hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người hoạt động. Qua đó, các em nặn được một, hai dáng người đơn giản. | Giáo án Mỹ thuật 5 BÀI 13 : TẬP NẶN TẠO DÁNG: NẶN DÁNG NGƯỜI I. Mục tiêu: - Hs hiểu đặc điểm, hình dáng của một số dáng người hoạt động. - Nặn được một, hai dáng người đơn giản. - Hs khá, giỏi: Hình nặn cân đối, giống hình dáng người đang hoạt động II. Chuẩn bị. - GV : SGK,SGV - Chuẩn bị một một số dáng người đang hoạt động. - HS :SGK, vở ghi, đất nặn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động Gv Hoạt động Hs Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét - GV : yêu cầu Hs quan sát một số dáng người qua các bức tượng - GV yêu cầu nêu các bộ phận cơ thể con người( đầu, thân, chân, tay .) - Gợi ý h\s cách nêu hình dạng của từng bộ phận - Nêu một số dáng hoạt động của con người Hoạt động 2: Cách nặn - GV giới thiệu dáng người hướng dẫn hs cách nặn như sau: - Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách nặn theo các bước: - Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau Hoat động 3: Thực hành - Hs có thể vẽ một số dáng người trên giấy nháp để chọ dáng: - Dáng người cõng hoặc bế em - Dáng người ngồi đọc sách - Dáng người chạy nhảy đá cầu - Năn theo nhóm - GV yêu cầu hs tìm dáng người và cách nặn khác nhau để cho bàI phong phú và đa dạng Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - Gv trưng bày bài vẽ của Hs và gợi ý HS nhận xét về bố cục, cách tạo dáng người đúng, đẹp - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài. Dặn dò: - Em nào chưa xong về vẽ tiếp. - Chuẩn bị đất nặn cho bài sau:Vẽ trang trí đối xứng qua trục. - Hs quan sát - Hs quan sát và nêu nhận xét - HS lắng nghe. - H\s thực hiện nặn theo hướng dẫn - Hs thực hiện theo nhóm - Hs nhận xét.