Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 - bảng B tỉnh Nghệ An năm học 2010 - 2011

Quý thầy cô giáo và các bạn học sinh có thể tham khảo Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học 9 - bảng B tỉnh Nghệ An năm học 2010 - 2011 để làm tư liệu cho giảng dạy và học tập nhằm nâng cao kĩ năng nghề nghiệp và kiến thức cho bản thân. | SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn thi: HÓA HỌC - BẢNG B Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I (5,0 điểm). 1/ Chọn 6 chất rắn khác nhau mà khi cho 6 chất đó lần lượt tác dụng với dung dịch HCl có 6 chất khí khác nhau thoát ra. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. 2/ Cho các sơ đồ phản ứng hoá học sau đây: X1 + X2 → Na2CO3 + H2O X3 + H2O X2 + X4 + H2 X5 + X2 → X6 + H2O X6 + CO2 + H2O → X7 + X1 X5 X8 + O2 Chọn các chất X1, X2, X3, X5, X6, X7, X8 thích hợp và hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng trên. 3/ Em hãy đề xuất thêm 4 phản ứng khác nhau để trực tiếp điều chế X2 Câu II (3,0 điểm). Cho 26,91 (g) kim loại M hóa trị I vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít H2 (đktc) và 17,94 (g) kết tủa. Xác định kim loại M và giá trị của V. Câu III (4,0 điểm): Cho 40 (g) hỗn hợp X gồm sắt và một oxit của sắt tan hết vào 400 (g) dung dịch HCl 16,425% được dung dịch A và 6,72 lít khí H2 (đktc). Thêm 60,6 (g) nước vào A được dung dịch B, nồng độ % của HCl dư trong B là 2,92%. 1/ Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2/ Tính khối lượng mỗi chất trong X. 3/ Xác định công thức hóa học của oxit sắt. Câu IV (4,0 điểm). 1/ Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn) thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau: Axetilen Etilen Etan Vinylclorua ĐicloEtan Etylclorua 2/ Cho vào bình kín hỗn hợp cùng số mol C5H12 và Cl2 tạo điều kiện để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm hữu cơ mà trong mỗi phân tử chỉ chứa một nguyên tử Clo. Viết các công thức cấu tạo có thể có của các sản phẩm hữu cơ đó. Câu V (4,0 điểm). Chia 1,344 lít hỗn hợp X (đktc) gồm C2H2, C3H6, C2H6 thành 2 phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thu được 1 (g) kết tủa. - Phần 2 cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch Brôm dư, thấy khối lượng Brôm đã phản ứng là 3,2 (g). Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X. Cho: H = 1; Li = 7; C = 12, O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ba= 137. - - - Hết - - -Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . Ghi chú : Thí sinh được sử dụng máy tính cá nhân và bảng HTTH các nguyên tố hóa học. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.