Năm 1993-1994, việc quản lý và sử dụng vốn ODA được điều tiết bởi từng quyết định riêng lẻ của Thủ tướng Chính phủ đối với từng dự án và nhà tài trợ cụ thể. Kể từ Hội nghị Paris tháng 9 năm 1993, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc sử dụng nguồn vốn này. Bắt đầu từ Nghị định 20/NĐ-CP ban hành năm 1994, tức là chưa đầy một năm sau Hội nghị Paris, tiếp theo là Nghị định 87/NĐ-CP/1997; Nghị định số 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/05/2001 về Quy. | Xét riêng về Nghị định hiện hành số 131/2006/ NĐ-CP, đây được coi là văn bản được cộng đồng tài trợ quốc tế đón nhận và ủng hộ mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Sự tiến bộ của Nghị định 131 thông qua việc khắc phục những điểm yếu của các văn bản trước đó, và bổ sung thêm các điểm mới thể hiện nguyên tắc quan điểm hiện đại trong quản lý và tiếp nhận nguồn vốn này như: tập trung, dân chủ; công khai, minh bạch; phân công, phân cấp; gắn quyền hạn với trách nhiệm; phát huy tính chủ động đi đôi với kiểm tra, giám sát chặt chẽ; hài hoà thủ tục đã đánh dấu một sự phát triển về chất so với các văn bản khung trước đây vê thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Nghị định này đã giải quyết khá toàn diện và đồng bộ công tác quản lý nhà nước đối với tất cả các khâu của quy trình ODA từ vận động đến theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA; xác định các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA cũng như phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tham gia quản lý và thực hiện dự án ODA gồm cơ quan đầu mối, các cơ quan tổng hợp, các đơn vị chủ quản và các tổ chức thụ hưởng ODA. Một ưu điểm khác của Nghị định 131/2006/NĐ-CP là tính khá đồng bộ với các văn bản pháp quy khác có liên quan như Nghị định 12/2000/NĐ-CP về quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định 111/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đấu thầu và xét thầu .